xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vui và buồn

Cao Tuấn

Vụ bé gái 10 tuổi chết bất thường tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai (Hà Nội) và vụ nạn nhân nam 39 tuổi tử vong sau khi Phòng khám Đa khoa Bà Điểm (huyện Hóc Môn, TP HCM) từ chối cấp cứu giống nhau ở chỗ: Cả 2 đều là những trường hợp cấp cứu nhưng lại không được xử trí thấu lý, đạt tình.

Sau khi xảy ra vụ cháu Nguyễn Thị Hồng Nhung tử vong, Ban Giám đốc Bệnh viện (BV) Đa khoa huyện Quốc Oai đã tạm đình chỉ công tác 1 bác sĩ và 2 điều dưỡng viên. Tường trình trước đó, điều dưỡng viên Nguyễn Phú Trung ở Khoa Ngoại đã nhận lỗi và giải thích do phải chăm sóc nhiều người bệnh nên sơ suất, không báo cáo ngay yêu cầu xin chuyển viện của người nhà bệnh nhân cho bác sĩ trực.

Sáng 22-10, một ngày sau cái chết của Nhung, lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh và đại diện Sở Y tế TP Hà Nội đã có buổi làm việc với BV Đa khoa huyện Quốc Oai, yêu cầu sớm làm rõ nguyên nhân tử vong của cháu. Đây đúng là chỗ cần làm sáng tỏ, bởi theo kết quả hội chẩn cấp cứu, bệnh nhân bị viêm não, màng não... chứ không phải chỉ rối loạn tiêu hóa như chẩn đoán ban đầu.

Trong khi đó, gia đình nạn nhân - những người đã kéo đến BV ngay sau cái chết của Nhung - cho rằng lúc nằm viện, cháu có biểu hiện đau bụng, nôn khan, bệnh diễn biến nặng “nhưng không có bác sĩ khám, thậm chí người nhà đã đề nghị BV cho chuyển viện nhưng không được đồng ý”.

Thông tư số 14/2014 của Bộ Y tế quy định việc chuyển tuyến giữa các cơ sở khám chữa bệnh đã ghi rõ: “Trường hợp người bệnh không đáp ứng điều kiện chuyển tuyến (theo quy định chung) nhưng người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh vẫn yêu cầu chuyển tuyến thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giải quyết cho người bệnh chuyển tuyến để bảo đảm quyền lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh…”.

Việc gia đình bệnh nhân yêu cầu chuyển viện là một thông tin quan trọng ở thời điểm cấp bách. Thế nhưng, thông tin đó đã không kịp đến nơi cần thiết, dẫn đến cái chết oan uổng. Ngoài việc chẩn đoán, điều trị đang được làm rõ, đây còn là một bài học về quyền thông tin và được biết thông tin về sức khỏe người bệnh.

Trước đó, trường hợp tử vong của ông Phạm Phước Cu (39 tuổi, quê Thừa Thiên - Huế) tại BV Thống Nhất (TP HCM) đêm 11-10 sau khi bị từ chối cấp cứu tại Phòng khám Đa khoa Bà Điểm cũng gây làn sóng phẫn nộ không kém. Lý do mà các y bác sĩ ở phòng khám từ chối cấp cứu là “ca này nặng quá, nên chuyển lên tuyến trên”.

Các nhân viên y tế của Phòng khám Bà Điểm đã không làm được điều lẽ ra họ có thể làm bằng lương tâm và trách nhiệm. Trong trường hợp này, cho dù nạn nhân bị tổn thương nặng, các y bác sĩ ở phòng khám vẫn có thể thực hiện sơ cứu, xác định mức độ tổn thương và hướng dẫn đến một BV phù hợp nhất trong thời gian nhanh nhất. Nếu có tình người hơn và cần “thời gian vàng” hơn cho cấp cứu ở tuyến trên như họ nói, phòng khám có thể cử một bác sĩ hoặc y sĩ đi theo taxi với phương tiện hỗ trợ cấp cứu trên đường, biết đâu số phận nạn nhân có thể đã khác!

Về trách nhiệm của cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông được quy định trong Luật Giao thông đường bộ, hành động của tài xế taxi và một người dân cùng đưa nạn nhân đi cấp cứu là rất đáng ca ngợi. Vui vì hành động của người dân thường nhưng lại buồn cho những chiếc blouse trắng trong 2 vụ tử vong mới nhất!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo