xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nâng hiệu lực cơ quan giám sát

Bài và ảnh: HÀ LINH

Việt Nam hiện có 5 cơ quan giám sát tài chính với mô hình phân tán và khả năng giám sát còn yếu kém

Thực trạng này đang đặt Việt Nam trước yêu cầu  tìm ra một mô hình giám sát tài chính hiệu quả, nhất là trong bối cảnh thị trường tài chính, tiền tệ phát triển rất nhanh với không ít rủi ro.

Chủ yếu là tư vấn

Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (GSTCQG) được thành lập năm 2008, với tư cách là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng  trong điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm) và giúp Thủ tướng giám sát chung thị trường tài chính quốc gia. Một năm sau, ủy ban này được thêm quyền hạn là tham gia ý kiến với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan khác trong xây dựng chính sách về quản lý, thanh tra giám sát thị trường tài chính… Tuy nhiên đến nay, với địa vị pháp lý chưa rõ ràng, Ủy ban GSTCQG vẫn chủ yếu thực hiện chức năng tham mưu, tư vấn, giám sát, thanh tra xem có tuân thủ quy định hay không  mà chưa giám sát được rủi ro.
 
img
Hoạt động tại một ngân hàng (ảnh chỉ có tính minh họa)

Theo TS Lê Đăng Doanh, thị trường tài chính Việt Nam trong 5 năm qua phát triển rất nhanh. Lẽ ra, một cỗ xe chạy nhanh cần phải có phanh tốt nhưng dường như ở Việt Nam, cái phanh lại chưa tốt. Ngay cả Ủy ban GSTCQG cũng nhìn nhận thị trường tài chính Việt Nam đã có biến động lớn và hiện nay đã có những rủi ro. Đó là hiện tượng ngân hàng cho vay các công ty sân sau, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp; ủy  thác đầu tư vào các công ty chứng khoán, quản lý quỹ, tài chính; đặt cọc tại ngân hàng để mua trái phiếu, cổ phiếu của doanh nghiệp khác trong khi các khoản đặt cọc này cũng được dùng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay đầu tư. Ngân hàng còn có hoạt động ngầm thông qua việc repo chứng khoán, giao dịch ký quỹ, hoạt động mua bán nợ có truy đòi,  hoạt động mua bán khống trên thị trường OTC và các sản phẩm hoán đổi tín dụng… Hiện tượng các dòng tiền chạy vòng quanh trong thị trường tài chính rất khó theo dõi, đánh giá tác động và cũng không có cơ sở để đánh giá các hình thức kinh doanh của các định chế tài chính có an toàn, bảo đảm  an toàn cho người tiêu dùng hay không.

Mô hình giám sát phân tán

Tại Việt Nam hiện có 5 cơ quan có trách nhiệm giám sát tài chính, bao gồm Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (thuộc NHNN), Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Cục Giám sát ngân hàng bảo hiểm (Bộ Tài chính), Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam và Ủy ban GSTCQG.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là mô hình giám sát phân tán, kém hiệu quả, cần  phải thay đổi theo 2 khả năng: thực hiện mô hình giám sát hợp nhất hoặc nâng cấp địa vị pháp lý của ủy ban hiện có. Theo Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội Bùi Đức Thụ, nếu thực hiện theo mô hình giám sát hợp nhất như nhiều quốc gia trên thế giới đã chuyển đổi thì chưa có đủ cơ sở để đánh giá có phù hợp với tình hình Việt Nam hay không và cũng có nguy cơ trở thành phép cộng cơ học.

Nếu nâng cấp địa vị pháp lý và hiệu lực của Ủy ban GSTCQG bằng một nghị định của Chính phủ sẽ tăng thêm quyền cho cơ quan này. Đồng thời tạo được sự liên thông với các cơ quan thanh tra giám sát liên ngành, được quyền yêu cầu các cơ quan thanh tra, giám sát chuyên ngành thanh tra, giám sát theo vấn đề mà ủy ban thấy cần phải làm để báo cáo, tham mưu với Thủ tướng để có chính sách kịp thời.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo