xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thế nào là khả năng “phân hóa” của các đề thi?

Dương Thiệu Tống, Ed.D.

Thiết nghĩ, chúng ta cũng cần sử dụng cho đúng các khái niệm khoa học chuyên môn mà các nhà giáo dục trên thế giới đã từng chấp nhận và áp dụng một cách nhất quán trên nửa thế kỷ nay. Trước đây, ngay sau mỗi môn thi tuyển sinh, người ta thấy xuất hiện trên báo chí những lời tuyên bố về đề thi: Đề thi khó hay dễ, hay hay dở v.v... Lúc ấy tôi đã có bài viết nêu ý kiến rằng cần phải xét tính cách khó dễ của đề thi trên cơ sở khả năng thực sự của thí sinh với các đề thi ấy, tức là theo điểm số của chúng, không phải theo quan niệm khó hay dễ của thầy giáo hay của người ra đề thi.

Sau kỳ thi tuyển sinh năm nay, ta lại thấy xuất hiện một nhận xét mới: Các đề thi năm nay có tính cách “phân hóa”. Tuy chưa được nghe ai định nghĩa danh từ ấy nhưng tôi hiểu rằng các đề thi ấy có khả năng “phân biệt” được các thí sinh giỏi, khá, trung bình và kém. Đó là mục đích chung của tất cả các loại khảo sát khả năng học tập.

Biểu thị bằng các chỉ số

Nhưng cũng giống như với khái niệm “khó–dễ”, khả năng phân cách  (discriminatory power) của một đề thi phải được xác định trên cơ sở các điểm số thực sự của thí sinh, hay nói theo ngôn ngữ toán học, trên sự phân tích phân bố (distribution) điểm số thực sự của các thí sinh, chứ không thể trên nhận xét  chủ quan của người thầy giáo hay người ra đề thi được. Nói một cách dễ hiểu hơn, nếu các điểm số thí sinh trên một bài thi đều tập trung ở một mức điểm nào đó thì đề thi ấy  không có khả năng “phân hóa” hay khả năng phân hóa thấp, ngược lại, nếu điểm số phân tán rộng trên tất cả các mức điểm thì đề thi ấy có khả năng phân hóa cao.

Để đánh giá đề thi, các nhà giáo dục thường biểu thị mức độ phân hóa của nó bằng các chỉ số (index), chứ không thể bằng nhận xét chung chung được.  Ngày nay, các thầy giáo nước ta đã quen thuộc với cách tính chỉ số phân cách (discriminatory index) của từng câu trắc nghiệm khách quan, nhằm tìm ra những câu hỏi phân biệt được người giỏi, người kém. Nhưng để tính chỉ số phân hóa của toàn bài thi, với trắc nghiệm khách quan  hay với đề thi tự luận, thì một trong các phương pháp thông dụng nhất hiện nay, và cũng rất đơn giản, là phương pháp của G.A. Ferguson (1949) được áp dụng trong giáo dục và y khoa trong nửa thế kỷ qua. Chỉ số này được gọi bằng ký hiệu “delta”. Chỉ số này biến thiên từ 0 đến 1. Nếu delta = 1, có sự phân hóa tối đa; nếu delta = 0 thì không có sự phân hóa. Thông thường trị số delta nằm giữa hai cực ấy.

Chỉ xác định được sau khi có kết quả chấm thi

Tóm lại, sau mỗi kỳ thi viết hoàn tất, người ta chỉ có thể đưa ra những nhận xét tổng quát về đề thi, chẳng hạn: Đề thi có phù hợp với chương trình hiện hành hay không? Tôi nói “phù hợp với chương trình”, chứ không phải “theo sát sách giáo khoa”, vì nếu đề thi theo sát sách giáo khoa thì nó hạn chế tầm mở rộng kiến thức của thầy giáo trong việc giảng dạy và của học sinh trong học tập, và chỉ khuyến khích việc học thuộc lòng. Một nhận xét khác nữa có thể đưa ra là đề thi và các đáp án với thang điểm kèm theo, có gì sai sót và có hợp lý hay không? Ngoài ra, những vấn đề khác, như tính khó – dễ, tính “phân hóa” của đề thi v.v...  chỉ có thể xác định được và tuyên bố sau khi có kết quả chấm thi và phân tích sự phân bố các điểm số.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo