. Phóng viên: Trong quy chế (điều 8) có câu ghi: Thí sinh đã trúng tuyển vào 1 trường ĐH, CĐ không được xét tuyển vào 1 trường ĐH, CĐ khác. Ông có thể giải thích kỹ hơn về câu này?
- Ông Bành Tiến Long: Thí sinh có thể hiểu là nếu đã trúng tuyển vào một trường mà trường đó đã gửi thông báo trúng tuyển và thí sinh đã lựa chọn theo học thì không tiếp tục xét tuyển vào trường khác. Câu này có thể hơi khó hiểu, chúng tôi sẽ giải thích cụ thể trong hướng dẫn quy chế sẽ ban hành trong thời gian tới.
. Cũng liên quan đến quy định này, trong trường hợp nếu thí sinh đã trúng tuyển ĐH nhưng chỉ có thể có điều kiện học CĐ địa phương thì có được xét tuyển CĐ không (quy chế ghi đã trúng tuyển thì không được xét tuyển ở trường khác)?
- Trường hợp đặc biệt thì có thể chiếu cố, nhưng thí sinh phải làm đơn đề nghị. Điều này cũng sẽ được quy định cụ thể trong hướng dẫn quy chế.
. Bao giờ thì bộ ban hành hướng dẫn quy chế này?
- Chúng tôi cố gắng ban hành ngay trong tuần này. Tuy nhiên hướng dẫn phải làm thật kỹ, phải lường hết những yếu tố phát sinh nên thời gian thực hiện có thể kéo dài lâu hơn dự kiến.
. Có một thực tế là học sinh các tỉnh đổ về Hà Nội và TPHCM học rất nhiều, bằng tốt nghiệp THPT của các học sinh này do các Sở GD-ĐT Hà Nội và TPHCM cấp. Vậy khi dự thi, các thí sinh sẽ dự thi ở đâu và được hưởng quyền lợi theo khu vực nào?
- Năm nay, nếu thí sinh tốt nghiệp THPT và có tạm trú dài hạn (3 năm) ở đâu thì được dự thi ở đó. Riêng về quyền lợi, tôi có thể nêu ví dụ cụ thể, nếu thí sinh có hộ khẩu tại Cần Thơ nhưng đã lên học tại TPHCM, có hộ khẩu tạm trú dài hạn tại TPHCM thì khi thi vẫn được hưởng chế độ ở Cần Thơ.
. Thí sinh đăng ký NV2 vào trường không tổ chức thi thì khi xét tuyển có phải cộng điểm chênh lệch về NV không?
- Trong trường hợp này thì không, nhưng nếu thí sinh xét tuyển ở một trường có tổ chức thi thì phải cộng điểm chênh lệch theo quy định.
Vẫn sử dụng phần mềm tuyển sinh năm 2002 Tại cuộc họp giữa Thường trực Ban Chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ 2003 với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Minh Hiển về một số vấn đề của công tác tuyển sinh sáng 25-3, Bộ trưởng và Ban Chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ 2003 của bộ đã quyết định vẫn sử dụng phần mềm tuyển sinh của năm 2002. GS-TS Bành Tiến Long, Vụ trưởng Vụ ĐH, cho biết phần mềm tuyển sinh năm nay được sử dụng trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của phần mềm tuyển sinh năm ngoái, đồng thời cập nhật thêm những dữ liệu mới để bổ sung nâng cao. Y. Anh |
. Ông có thể cho biết, bao giờ quy định về lệ phí đăng ký dự thi mới được ban hành?
- Điều này phải hỏi Bộ Tài chính.
. Năm nay, điểm chênh lệch giữa các khu vực và ưu tiên 1 điểm, như thế thí sinh có thể được hưởng điểm ưu tiên tối đa là 5 điểm. Con số này có phải là quá nhiều và có đảm bảo công bằng cho các thí sinh không?
- Tôi khẳng định sự chênh lệch này đảm bảo được phân bố nguồn lực giữa các vùng miền, nhất là vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, có thể những trường “tốp” trên, thí sinh thành phố sẽ gặp không ít thiệt thòi. Ví dụ ĐH Bách khoa Hà Nội, từ năm 2002 trở về trước, điểm chênh lệch ưu tiên và khu vực chỉ là 0,5 điểm thì đã có đến 75% sinh viên của trường đến từ nông thôn. Nếu năm nay chênh lệch 1 điểm, tỉ lệ học sinh nông thôn tại các trường ĐH, CĐ còn cao hơn nữa.
. Trong hồ sơ đăng ký dự thi, bộ chỉ quy định thí sinh ghi mã ngành chứ không yêu cầu ghi rõ tên ngành dẫn đến những sai sót khiến rất nhiều trường vất vả. Năm nay, sao không điều chỉnh lại?
- Theo tôi, vấn đề ở đây không phải là kinh nghiệm một năm mà là nhiều năm. Có một thực tế, nhiều thí sinh khi đăng ký dự thi, mã ngành ghi một đằng, tên ngành ghi một nẻo. Với hồ sơ đăng ký dự thi quy định ghi rõ mã ngành như hiện nay, chắc chắn thí sinh không thể lập lờ ngành nọ với ngành kia. Từ đó, tránh cho các trường những khó xử khi xét tuyển.
Bình luận (0)