xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tạo trục cảnh quan hai bên sông Sài Gòn

Nguyễn Quốc Cường

Quy hoạch bờ sông gắn với liên kết các loại hình di sản kiến trúc để kết hợp với hoạt động kinh doanh, dịch vụ là một trong các yếu tố du lịch tiềm năng

Nhắc tới trung tâm TP HCM, ngoài chợ Bến Thành, phố đi bộ Nguyễn Huệ thì không thể thiếu "biểu tượng" sông Sài Gòn.

Đặc sản văn hóa

Đây còn là trục giao thương kinh tế, giao thông thủy truyền thống "trên bến dưới thuyền" có không gian kết nối nhiều địa phương, lưu lại các di tích văn hóa, nhất là đoạn qua các quận 1, quận 4, Bình Thạnh, TP Thủ Đức có quảng trường Mê Linh, cảng Sài Gòn, Tân Cảng, Ba Son, bến Nhà Rồng, bến Bạch Đằng, cột cờ Thủ Ngữ, khu đô thị Thủ Thiêm... 

Tận dụng lợi thế này có thể khai thác thêm nhiều chức năng để sông Sài Gòn trở thành "đặc sản văn hóa" cho TP HCM, mang màu sắc vùng đất và con người bản xứ, một sản phẩm du lịch trong lòng đô thị mà nhiều tầng lớp cư dân thụ hưởng, thu hút khách du lịch.

TP HCM đã chỉnh trang khoảng 8.000 m2 công viên bến Bạch Đằng, quận 1. Đưa vào sử dụng thêm các lối đi, đường dạo, sân bãi, chiếu sáng, hệ thống tưới nước di động làm đẹp cảnh quan và thu hút rất đông người dân

Tạo trục cảnh quan hai bên sông Sài Gòn- Ảnh 1.

Sông Sài Gòn cũng là một biểu tượng của TP HCM. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Phía bên kia sông, một đoạn bờ sông Sài Gòn dài khoảng 600 m và rộng trung bình 40 m dọc khu đô thị Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) vừa được chỉnh trang thành công viên, không gian công cộng, trồng hoa, trang trí đưa vào sử dụng đã thu hút đông đảo người dân đến tham quan, vui chơi chụp ảnh giữa sắc hoa vàng cùng không gian thiên nhiên trong những ngày cuối năm 2023.

Việc chỉnh trang này dù có tổng kinh phí đầu tư khoảng 90 tỉ đồng nhưng đều là từ nguồn vốn xã hội hóa. Như vậy cho thấy chưa chỉnh trang đô thị đâu chỉ vì thiếu tiền, chờ ngân sách mà quan trọng là cách thức tổ chức thực hiện.

Nếu những cách làm đó được nhân rộng sẽ có nhiều cảnh quan xanh, đẹp và ý nghĩa. Như kéo dài cải tạo công viên bến Bạch Đằng trên trục đường Tôn Đức Thắng dọc sông Sài Gòn có chiều dài 1,3 km và rộng 23.400 m2 (hiện chỉ mới cải tạo một phần nhỏ diện tích) kết nối với dải công viên Vinhomes Central Park sẽ có trục cảnh quan xanh - đẹp giữa lòng TP HCM. 

Vị trí này khá lý tưởng, không gian công cộng khá hiếm hoi còn sót lại có nhiều di sản văn hóa gắn với lịch sử thành phố để làm "biểu tượng" vừa phục vụ cộng đồng vừa phát triển kinh tế. Tương tự phía bên kia là cải tạo đất trống bỏ hoang với bụi rậm thành công viên và trồng hoa.

Quy hoạch bờ sông gắn với di sản kiến trúc

Đổi mới tư duy phát triển đô thị, không chờ ngân sách, trong đó có công tác lập quy hoạch kết hợp vận dụng đặc trưng sông Sài Gòn để gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, cuộc sống cư dân địa phương tạo ra cảnh quan không gian công cộng văn minh. 

Có thể xã hội hóa đầu tư và thu hồi vốn qua kinh doanh du thuyền ngắm cảnh, phục vụ ẩm thực, thưởng thức đờn ca tài tử trên sông càng tạo thêm ấn tượng tốt cho du khách. Qua đó giới thiệu văn hóa, các món ăn truyền thống Nam Bộ vào buổi tối sẽ làm không gian sống động, ý nghĩa hơn.

Khu vực lân cận có thể tổ chức các công viên lớn, nhỏ. Ưu tiên tạo mảng xanh hai bên sông Sài Gòn sẽ thuận lợi, có giá trị về lâu dài. Hạn chế giải tỏa nhà dân và tốn kém trong đền bù giải phóng mặt bằng vì phần lớn là đất công. 

Mở rộng không gian phục vụ cộng đồng, nâng cao chất lượng sống cho người dân. Bảo vệ nguồn nước mặt phục vụ cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân thành phố và các khu vực lân cận. Ngăn ngừa các khu dân cư và nhà cao tầng dọc hai bên bờ chính là biện pháp kiểm soát từ xa, loại trừ cơ hội xả nước thải chưa qua xử lý ra sông Sài Gòn.

Cần rà soát, phân loại quỹ đất dọc sông Sài Gòn, kêu gọi các đối tác có năng lực tham gia xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng cùng với chuỗi giá trị văn hóa, di tích, lịch sử, du lịch song hành phát triển kinh tế bền vững gắn với khai thác sông Sài Gòn cùng quỹ đất hai bên bờ. 

Có "nhạc trưởng" phụ trách trực tiếp để chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, xác định những đầu mối phối hợp thực hiện.

Nhiều nước phát triển quy hoạch bờ sông gắn với liên kết các loại hình di sản kiến trúc như xưởng tàu, cảng, bến tàu, nhà phố và nhà kho ven sông chuyển đổi một phần công năng để kết hợp với các hoạt động kinh doanh, dịch vụ là một trong các yếu tố du lịch tiềm năng. 

Singapore đã trùng tu bến cảng, xưởng tàu, kho bãi, di tích ven sông thành không gian công cộng kết hợp các hoạt động thương mại khai thác kinh tế. Khu Clarke Quay của đảo quốc này tạo ấn tượng tốt với nhiều dịch vụ giải trí, ăn uống, mua sắm, nghe nhạc là một ví dụ. 

Với cách làm này, sông Sài Gòn sẽ trở thành trục cảnh quan với không gian xanh, đẹp phục vụ cộng đồng và khai thác phát triển kinh tế.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo