xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tập trung phát triển thị trường trong nước

Bài và ảnh: MINH CHIẾN

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thực phẩm để thúc đẩy phát triển thị trường trong nước

Tại hội nghị tổng kết công tác ngành công thương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, diễn ra ngày 20-12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nhấn mạnh trong bối cảnh sản xuất công nghiệp và thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, thị trường trong nước tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế.

Không để tiêu thụ nông sản bị ách tắc

Theo Thứ trưởng Phan Thị Thắng, hoạt động thương mại trong nước tiếp tục khai thác hiệu quả sức mua của thị trường, phục hồi tích cực, đạt mức tăng trưởng vượt trội so với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2023 ước tăng 9,6% so với năm 2022, vượt mục tiêu kế hoạch của ngành.

Đáng chú ý, doanh thu bán lẻ hàng hóa của một số địa phương đạt mức tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ năm trước như: Quảng Ninh tăng 12,4%; Bình Dương tăng 10,8%. Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, cho biết trong năm 2023 đã tập trung các nguồn lực khai thác tốt thị trường nội địa để bổ trợ cho thị trường xuất khẩu đang gặp khó khăn, tiếp tục phát huy hiệu quả các chương trình kích cầu tiêu dùng, khuyến mãi tập trung trên địa bàn. TP HCM đã đẩy mạnh các hoạt động liên kết hợp tác với các tỉnh, thành trong cả nước trên nguyên tắc vừa bảo đảm phát triển kinh tế vùng vừa phát huy tiềm năng, lợi thế và kinh tế của từng địa phương; qua đó giúp doanh nghiệp (DN) ổn định nguồn cung, thị trường và đẩy mạnh các cơ hội bán hàng, tiêu thụ hàng hóa.

"Năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của TP HCM ước tăng 10,8%, trong đó doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 698.705,8 tỉ đồng, tăng 11,7%" - ông Nguyễn Văn Dũng cho hay.

Tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2023 ước tăng 9,6% so với năm 2022

Tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2023 ước tăng 9,6% so với năm 2022

Để tiếp tục thúc đẩy thị trường trong nước thời gian tới và năm 2024, Bộ Công Thương cho biết trước mắt sẽ làm tốt công tác theo dõi, dự báo điều tiết cung - cầu hàng hóa, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân, nhất là trong các dịp cao điểm lễ, Tết; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Theo Thứ trưởng Phan Thị Thắng, hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thực phẩm là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển thị trường trong nước. Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với sở công thương các địa phương, các hiệp hội, ngành hàng thực hiện nghiêm, hiệu quả các văn bản đã chỉ đạo nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản của các tỉnh, thành trên cả nước. Đồng thời theo dõi, hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp hoạt động lưu thông, tiêu thụ nông sản của các địa phương, bảo đảm nông sản được lưu thông, tiêu thụ thông suốt.

Bộ Công Thương cũng sẽ phối hợp, hỗ trợ các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện Đề án "Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030".

Mở rộng thị trường xuất khẩu

Theo Bộ Công Thương, năm 2023, Việt Nam đã tranh thủ cơ hội từ sự phục hồi của các thị trường lớn, truyền thống của nước ta để đẩy mạnh xuất khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm ước đạt 683 tỉ USD.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương nhìn nhận kim ngạch nhập khẩu hàng hóa, nhất là nguyên phụ liệu của Việt Nam từ hầu hết các thị trường đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, cán cân thương mại xuất siêu chủ yếu do nhập khẩu giảm mạnh hơn so với xuất khẩu, cho thấy những khó khăn trong sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Xuất khẩu năm 2023 ước đạt 354,5 tỉ USD, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm trước, không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (tăng 6%). Năm 2024, ngành công thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 6%.

Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu cho biết thời gian tới sẽ đẩy mạnh đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng; hỗ trợ DN tận dụng các cam kết trong các FTA đã ký kết. Bộ Công Thương đang đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến xuất khẩu đối với những thị trường trọng điểm. Trong đó, ưu tiên đẩy mạnh các hoạt động cung cấp thông tin thị trường, cơ hội giao thương nhằm tăng thị phần tại thị trường truyền thống, khai thác các thị trường mới còn nhiều dư địa. Đặc biệt, triển khai nhiều giải pháp để phát triển xuất khẩu bền vững giúp DN tham gia sâu vào những khâu có giá trị cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong năm 2024, Bộ Công Thương cũng hướng đến giải pháp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, đặc biệt là thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, tránh tình trạng phụ thuộc lớn vào một thị trường. Cùng với đó, cải thiện cán cân thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu theo hướng cân bằng hơn. "Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đàm phán với Trung Quốc mở cửa thêm thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng rau quả khác của Việt Nam. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu thuộc biên giới Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản có tính chất thời vụ…" - lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu nói.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, cần phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong công tác hỗ trợ các địa phương, DN khai thác hiệu quả các FTA để đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ DN chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng nhấn mạnh xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào khối FDI. Do đó, Bộ Công Thương phải xác định những tiêu chí, điều kiện để lựa chọn các lĩnh vực thu hút nguồn vốn FDI. Phó Thủ tướng cũng lưu ý việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn theo hướng chuyển giao công nghệ, gia tăng giá trị, hạn chế gia công. 

Không để thiếu điện như năm 2023

Trước lo ngại của một số địa phương về việc thiếu điện cho sản xuất trong mùa nắng nóng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đặng Hoàng An cho biết việc cung ứng điện năm 2024 được EVN xác định là nhiệm vụ chính trị và trọng tâm. EVN đang tập trung hoàn thành sửa chữa các nhà máy điện, tích nước các hồ thủy điện ở mức cao nhất. Đến nay, công tác chuẩn bị kịch bản cho 3 tháng cuối mùa khô đã có, EVN sẽ nỗ lực để không xảy ra tình trạng thiếu điện như năm 2023.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo