Số liệu từ Sở LĐ-TB-XH TPHCM và Sở Thương mại TPHCM đưa ra tại buổi làm việc ngày 7-3 cho thấy giữa hai ngành chưa có sự thống nhất về con số VPĐD và người lao động (NLĐ) VN đang làm việc. Chỉ có thể ước đoán toàn TPHCM có trên 1.500 VPĐD với trên 6.000 NLĐ làm việc. Theo các quy định pháp luật hiện hành và theo phân cấp, ngành thương mại cấp phép hoạt động cho các VPĐD và ngành LĐ-TB-XH quản lý Nhà nước về lao động. Song ở TPHCM nhiều năm qua xuất hiện cơ chế đặc thù là có sự tham gia quản lý của Công ty Dịch vụ cơ quan nước ngoài (FOSCO) và một thời gian dài, chính FOSCO mới là cơ quan quản lý nhiều quyền hành nhất (thể hiện qua việc thu quản lý phí, quản lý lao động). Đến khi Nghị định 85/CP (ngày
Thực ra, theo Nghị định 85/CP, các đơn vị trên cũng chỉ là đầu mối cung ứng dịch vụ lao động. Đó là vừa ký hợp đồng cung ứng với VPĐD, vừa ký hợp đồng với NLĐ và từ các nội dung chủ yếu trên hai hợp đồng ấy- xuất hiện thêm hợp đồng mới- là hợp đồng giữa trưởng VPĐD với NLĐ. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, người có trách nhiệm của FOSCO và TTDVVL TPHCM cũng thừa nhận quan hệ đó cũng chỉ là “quan hệ ba bên”, khái niệm người sử dụng lao động và NLĐ đã rõ ràng (trước đây xảy ra tranh chấp lao động, người sử dụng lao động được hiểu là FOSCO chứ không phải trưởng VPĐD). Tuy nhiên với cơ chế hiện nay, việc quản lý các VPĐD cũng còn nhiều điều đáng quan tâm. Không ít VPĐD chuyển địa điểm, giải thể nhưng cơ quan cấp phép không nắm được hoặc chưa cập nhật. Tương tự là quản lý về lao động: Đã xảy ra tình trạng VPĐD chỉ đăng ký tượng trưng số lao động nhất định, còn lại sử dụng lao động không ký hợp đồng, trả lương thấp hơn quy định hoặc ký hợp đồng thử việc kéo dài. Thậm chí có vụ tranh chấp đưa đến tòa lao động cũng bế tắc vì trưởng VPĐD không có mặt theo triệu tập của tòa hoặc VPĐD không còn hoạt động v.v.
Quy định pháp luật thiếu khả thi
Theo các quy định hiện hành, việc tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức nước ngoài phải thông qua TTDVVL tỉnh thành, sau khi TTDVVL xác nhận không đáp ứng được yêu cầu, các doanh nghiệp, cơ quan nước ngoài mới có quyền trực tiếp tuyển dụng. Nhiều chuyên gia lao động cho rằng, đây là một quy định thiếu tính khả thi do vấn đề có tính hai mặt. Một mặt quy định như trên là cứng nhắc, không phù hợp tinh thần Luật Doanh nghiệp (không thể độc quyền cung ứng lao động), không phù hợp quy luật thị trường sức lao động. Mặt khác, chính tình trạng VPĐD tự tuyển cũng đặt ra cho các cơ quan chức năng đứng trước sự đã rồi (buộc phải chấp thuận hợp thức hóa) vì không ngăn được việc VPĐD tự tìm lối đi để có đội ngũ nhân sự đạt yêu cầu của họ.
Hợp thức hóa và phí dịch vụ bao nhiêu là vừa?
Tại buổi họp ngày 7-3, đại diện Sở LĐ-TB-XH và Sở Thương mại đều đồng ý phải chấp nhận thực tế trên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho VPĐD hoạt động và quản lý Nhà nước được tốt hơn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là mức thu phí dịch vụ. Hiện các cơ quan cung ứng lao động cho các VPĐD tại TPHCM đều làm dịch vụ cho VPĐD, chủ yếu là thu, nộp hộ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thuế thu nhập và các dịch vụ ủy quyền về thủ tục hành chính khác. Từ năm 1999 đến nay UBND TPHCM chưa có văn bản quy định về mức thu phí dịch vụ, song hầu hết các đơn vị đều thu với mức 1,5% quỹ lương của nhân viên văn phòng. Lần này, hai Sở LĐ-TB-XH và Thương mại TPHCM đề nghị UBND TPHCM có văn bản cho phép thu tối đa 1,5% trên lương căn bản và phụ cấp lương của NLĐ ở các VPĐD tại TPHCM. Lý do đưa ra là vấn đề trên chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật lao động; các VPĐD thời gian qua đều chấp nhận mức phí này, có thu phí mới trang trải được các hoạt động nghiệp vụ cho đơn vị làm dịch vụ. Đại diện hai sở tin tưởng UBND TPHCM chấp thuận đề nghị để tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng lao động và VPĐD hoạt động thuận lợi, mức thu phí trên là phù hợp, hai bên có thể chấp nhận được.
Bình luận (0)