- Phóng viên: Tuấn nghĩ gì về các đồng nghiệp ở TPHCM?
- Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Các nghệ sĩ saxo trong này có môi trường sôi động hào hứng để thi thố như một cầu thủ có nhiều sân thi đấu. Nhưng thường là chơi với kinh nghiệm tích lũy, với sự cảm hứng, hơn là xuất phát từ học hỏi kỹ thuật ở trường lớp. Theo tôi tay kèn xuất sắc nhất mà tôi từng gặp chính là anh Hoan. Anh Hoan từng chơi ở Buffalo Blue Club. Anh nói với tôi: ''Kỹ thuật của cậu rất tốt nhưng cậu nhớ phải thổi vào tiếng kèn cả tâm hồn mình. Tiếng kèn của anh Lê Tấn Quốc rất tình cảm. Có lẽ ở trong tiếng kèn của anh còn chứa sự mất mát của riêng anh''.
* Lê Tấn Quốc có nhận xét gì về anh không?
- Anh Quốc rất ít nói. Tôi nhớ có lần anh nhận xét khi trả lời phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng: Đây là tiếng kèn có học. Thế thôi.
Tôi không nhớ ở Sài Gòn trước năm 1975, có những sự xuất hiện trên sân khấu kiểu như Trần Mạnh Tuấn - Thanh Lam hay Trần Mạnh Tuấn – Hồng Nhung hay không. Khi ra nước ngoài, hình như nhạc sĩ Văn Phụng cũng là một tay kèn nổi tiếng thời ấy có biểu diễn chung với vợ là ca sĩ Tâm Vấn. Nhưng ở sân khấu Việt Nam, sự xuất hiện của một nghệ sĩ chơi kèn saxo bên cạnh một ca sĩ có lẽ là “chiêu” riêng của Trần Mạnh Tuấn.
* Sáng kiến kết hợp nghệ sĩ kèn với ca sĩ, xuất phát từ đâu?
- Có lẽ do được xem tay kèn saxo Kenny G biểu diễn chung với ca sĩ Micheal Bolton.
* Anh đã từng kết hợp với những tiếng hát nào?
- Đầu tiên với Thanh Lam, sau đó với Hồng Nhung và Trần Thu Hà.
* Anh cho nhận xét thật ngắn về ba nứ ca sĩ này khi biểu diễn cùng anh
- Thanh Lam là sự cháy bỏng và khát khao. Trần Thu Hà là đầy chất ngẫu hứng (jazz), còn Hồng Nhung là sự uyển chuyển đẹp đẽ. Với Hồng Nhung, chúng tôi còn có cùng một đam mê đó là âm nhạc Trịnh Công Sơn.
Sự bất ngờ là Tuấn đã sinh ra trong một gia đình... cải lương. Dĩ nhiên là cải lương ở miền Bắc (nhưng vẫn phải hát bằng giọng miền
* Anh tiếp cận với jazz quốc tế như thế nào? Dường như anh có đi học kèn saxo bên Mỹ phải không?
- Sự tiếp cận với Jazz quốc tế đầu tiên vào năm 1991, đó là thời kỳ Việt
* Cái vốn âm nhạc dân tộc hồi nhỏ có ảnh hưởng gì với thứ âm nhạc rất phương Tây như jazz?
- Tôi cứ bị ám ảnh là làm thế nào đưa hồn dân tộc vào Jazz như một thứ “World Music" hiện đại mà những nước như
Từ năm 9-10 tuổi mê thứ kèn mà chưa từng được thấy, cho đến khi sang học tại
* Biểu diễn âm nhạc đã mang lại cho anh một cuộc sống sung túc, có cả ô tô đời mới. Hay là anh có làm ăn gì khác?
- Tôi chỉ sống bằng âm nhạc. Tôi không chạy sô tùm lum mà chọn lọc khá kỹ để giữ được sự hào hứng khi bước ra sân khấu và đồng thời có thời gian rảnh rỗi để sáng tác. Tôi có thể nói chi tiết cho anh biết những sô tôi lấy khá cao. Nhưng khi hứng thú thì tiền chẳng nghĩa lý gì. Các công ty nước ngoài tổ chức các sự kiện của họ có nơi đã trả tôi hai bản... 1.000 USD. Dĩ nhiên đó không phải là chuyện mỗi ngày. Vâng, chơi nhạc vẫn có thể mua ô tô chứ!á Nếu các CD của tôi không bị in sang lậu, tôi sẽ có thu nhập mỗi CD 40-50.000 USD. CD nhạc không lời mà bán chạy như CD Về quê của tôi là rất hiếm. Nó thành công ngang với những CD của các ca sĩ ''ăn khách''. Ngay trong tháng đầu, Về quê bán 10.000 CD. Nhà nước làm thế nào triệt hạ được tệ nạn in sang đĩa lậu thì đời sống của nghệ sĩ và giới kinh doanh ca nhạc sẽ phất lên ngay.
* Nghe nói anh có kế hoạch lao vào kinh doanh... âm nhạc bằng cách mở một club jazz?
- Thông tin ấy là đúng nhưng bảo rằng tôi có ý định kinh doanh khi mở club jazz là chưa chính xác. Cái club jazz tôi định mở có tên Sax ''N'' Art kỳ thật là một sân chơi nhạc jazz cho tôi và các học sinh của tôi. Tôi muốn tạo ra một chỗ chơi jazz hơn là một chỗ để kiềm tiền. Nhưng dĩ nhiên làm thế nào không lỗ lã vẫn phải tính đền. Tôi rất bức xúc vì một thành phố lớn và hiện đại như thế này mà không có một nơi thường xuyên biểu diễn nhạc jazz. Đó cũng là lý do tôi mở ra Club này. Có lẽ phải chờ thêm vài tháng thì mới có thể khai trương.
* Anh và vợ con vào đây sống từ bốn năm nay. Điều gì quyết định anh chọn TPHCM để định cư?
- Cũng dễ hiểu thôi. Tôi là một người trẻ, TPHCM là một thành phôË trẻ, có nhịp sống nhanh và cũng là nơi tiếp cận với những gì hiện đại. TPHCM là nơi dành cho những ai muốn lập nghiệp, nơi mà tất cả những ai cố gắng làm việc, có đầu óc sáng tạo trước sau gì cũng thành công. Với nghệ sĩ, TPHCM còn là một thị trường có công chúng rộng lớn, người nghệ sĩ có thể sống với nghề. Sống ở Hà Nội hay ở Sài Gòn, đều là quê hương. Nơi nào phù hợp với công việc của mình, kích thích sự sáng tạo của mình thì nơi đó tốt nhất. Tôi đã từng đi dây đi đó trên 30 nước.
* Một câu hỏi hơi tò mò. Trong môi trường có nhiều phụ nữ đẹp, làm sao anh giữ được sự chung thủy với vợ mình. Anh có bí quyết gì không?
- Đúng là phụ nữ đẹp có một sức quyến rũ dữ dội. Khi chưa lấy vợ, mình thuộc loại bị cho là lăng nhăng. Phụ nữ như một bản nhạc lạ để khám phá. Nếu nhìn một phụ nữ đẹp mà không rung động thì coi như “đóng gói”! Nhưng khi đã có gia đình rồi thì phải dừng lại. Đôi khi phải đấu tranh gay go với chính mình...
Bình luận (0)