xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thăng trầm của Pacific Airlines, hãng hàng không vừa trả lại hết máy bay

Thái Phương

(NLĐO) – Thông tin hãng hàng không Pacific Airlines không còn máy bay nào và đang trong giai đoạn tái cơ cấu thu hút sự quan tâm của thị trường. Dù vậy, đây không phải lần đầu tiên hãng này rơi vào giai đoạn thăng trầm.

Ngày 19-3, ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, trên website của Pacific Airlines đã không còn hiển thị mục bán vé máy bay cho các chặng. 

Tương tự, trên website của Vietnam Airlines (công ty mẹ của Pacific Airlines) cũng không hiển thị thông tin về các chuyến bay được khai thác bởi Pacific Airlines.

Thông báo mới nhất từ Pacific Airlines cho biết hãng đang tiến hành tái cơ cấu đội bay và mạng đường bay nhằm bảo đảm và tăng cường hiệu quả hoạt động trong bối cảnh thị trường hàng không đang phát triển. 

Do đó, có thể có sự điều chỉnh hoặc tạm dừng một số đường bay, nhưng hãng cam kết khôi phục và duy trì lịch trình bay một cách ổn định trong thời gian sắp tới.

Trước khi tạm ngừng khai thác, thông tin công bố mới nhất của hãng là đội máy bay có tới 18 chiếc.

Thăng trầm của Pacific Airlines, hãng hàng không vừa trả lại hết máy bay- Ảnh 1.

Pacific Airlines tiền thân là hãng hàng không được thành lập từ năm 1991

"Pacific Airlines đã phát triển và triển khai các biện pháp để bảo vệ quyền lợi của hành khách. Những hành khách bị ảnh hưởng sẽ được thông báo về các điều chỉnh hoặc chuyển hướng sang các chuyến bay của Vietnam Airlines" - thông cáo của hãng nói.

Hãng cũng cho biết sẽ hợp tác với Vietnam Airlines trong việc thuê máy bay và tối ưu hóa nguồn lực, nhằm tăng cường hoạt động của cả 2 hãng. Các thỏa thuận cuối cùng đang được hoàn thiện để đưa máy bay vào hoạt động sớm nhất có thể.

Pacific Airlines cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ và phối hợp từ Vietnam Airlines trong việc sử dụng cơ sở hạ tầng và nguồn lực chung như quầy thủ tục và phương tiện phục vụ mặt đất. Tái cơ cấu doanh nghiệp là một biện pháp quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã gây ra những thách thức đối với ngành hàng không.

Thăng trầm của Pacific Airlines, hãng hàng không vừa trả lại hết máy bay- Ảnh 2.

Hãng Qantas từng có giai đoạn nắm giữ 30% cổ phần và trở thành cổ đông chiến lược của Pacific Airlines

Thăng trầm của Pacific Airlines, hãng hàng không vừa trả lại hết máy bay- Ảnh 3.

Một giai đoạn, hãng hoạt động dưới tên Jetstar Pacific Airlines

Ghi nhận của phóng viên, đây không phải lần đầu tiên hãng hàng không này gặp khó khăn trong chặng đường phát triển nhiều năm qua.

Pacific Airlines được thành lập vào năm 1991, thuộc quyền sở hữu của nhà nước đầu tiên ở Việt Nam sau khi luật được sửa đổi, cho phép đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực hàng không.

Số vốn thành lập ban đầu của Pacific Airlines là 40 tỉ đồng với 7 cổ đông, bao gồm Cục Hàng không dân dụng Việt Nam và 4 doanh nghiệp thành viên và Tổng công ty du lịch Sài Gòn, Công ty Du lịch Sài Gòn Giao thông vận tải.

Sau 2 năm hoạt động, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã tái cơ cấu bộ phận khai thác, đưa Pacific Airlines thành hãng hàng không dân dụng Việt Nam. Hãng vận chuyển mới ra đời, các cổ phần của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam chuyển cho hãng và từ đó hãng này trở thành công ty con của Vietnam Airlines.

Thăng trầm của Pacific Airlines, hãng hàng không vừa trả lại hết máy bay- Ảnh 4.

Hiện Vietnam Airlines đang nắm giữ 98% cổ phần của Pacific Airlines

Đến tháng 8-2006, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được thành lập, toàn bộ cổ phần của Pacific Airlines lúc này được chuyển từ Bộ Tài chính sang SCIC và tổng công ty này chính thức điều hành hoạt động của hãng.

Trong 2 năm 2006-2007, hai hãng Qantas (Úc) và AirAsia (Malaysia) chạy đua trở thành cổ đông chiến lược của hãng. Sau đó, Qantas giành phần thắng và mua lại 30% cổ phần của hãng để trở thành cổ đông chiến lược với tham vọng có một hãng hàng không giá rẻ mang thương hiệu của mình ở Đông Nam Á…

Trong quá trình này, Pacific Airlines mang thương hiệu mới là Jetstar Pacific Airlines.

Cuối năm 2011, cổ đông của Jetstar gồm SCIC, Qantas và Saigon Tourist, nhưng hãng hoạt động vẫn chưa hiệu quả. Kết quả, hãng tiếp tục tái cơ cấu và Vietnam Airlines tiếp nhận quyền đại diện phần vốn nhà nước của hãng từ SCIC.

Quá trình tái cơ cấu này giúp hãng bắt đầu có lãi trong 2 năm 2018-2019. Nhưng COVID-19 đến và hãng lại rơi vào giai đoạn khó khăn. Qantas bắt đầu cân nhắc về khoản đầu tư của mình rồi rút vốn vào tháng 6-2020, đưa Vietnam Airlines chính thức sở hữu 98% cổ phần của hãng.

Một lần nữa, tên gọi Jetstar Pacific Airlines lại thay đổi và Pacific Airlines là cái tên được sử dụng đến thời điểm hiện tại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo