Đề cương ôn thi năm nay (2003-2004) ở trang đầu có ghi “tái bản lần thứ năm”, không hề thay đổi nội dung và số trang, 100% như đề cương cũ. Chỉ khác ở chỗ ngày tháng xuất bản và nộp lưu chiểu: Giấy phép xuất bản số 1267/XB-QLXB do Cục Xuất bản cấp ngày
Có một điều đáng trách là người biên soạn không cập nhật chương trình nên khi “tái bản” đã không sửa chữa, bỏ đi những phần đã có chỉ đạo “cắt, bỏ”. Ví dụ như đề cương ôn văn do cố chuyên viên môn văn thuộc Vụ BTVH Phạm Hoài Thủy chủ biên cách đây gần 10 năm có 29 đề, trong đó có 5 đề về “Hội thảo văn học” là loại văn chỉ học có 2 tiết ở lớp 10. Với loại đề này, hàng chục năm nay Vụ BTVH không ra đề thi nữa, vì thí sinh rất dễ làm lộ mã số thi do phải nêu địa điểm hội thảo, do phải xưng tên, lời chúc, lời lứa, lời chào vào bài thi. Đối với cấp THPT, phần lý thuyết về “Hội thảo Khoa học Xã hội” chỉ học ở lớp l l (2 tiết) và ở lớp 10 (2 tiết). Thậm chí có 4 bài giảng văn ở lớp 12 đã chuyển xuống phần “đọc thêm” mấy năm nay là: Vãn cảnh (Hồ Chí Minh), Thời và thơ Tú Xương (Nguyễn Tuân), Huệ Chi trước lễ cưới (Nguyên Hồng), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi). Bộ GD-DT cũng có hướng dẫn là không ra đề thi tốt nghiệp ở những bài ấy. Nhưng người soạn đề cương vẫn cứ ra những đề ôn luyện: Ví dụ, ở trang 66 đề ra phân tích bài Cảnh chiều hôm (Vãn Cảnh - trích Nhật ký trong tù), trang 78 đề ra phân tích nhân vật Huệ Chi trong đoạn trích Huệ Chi trước lễ cưới của Nguyên Hồng. Hoặc có hai đề về lý luận văn học rất khó, loại đề này chỉ dành cho học sinh giỏi lớp 12 thi cấp quốc gia đó là đề 19 ở trang 89 và đề 20 ở trang 91.
Học viên trung học BTVH phần nhiều đã lớn tuổi, vừa công tác vừa đi học. Chương trình lại quá nặng, nên rất nhiều kỳ thi trung học BTVH các học viên đã dùng đề cương để chép. Giám thị lại nể nang coi thi lỏng, nên kỳ thi nào cũng đỗ gần như 100%. Việc xuất bản các loại đề cương ôn thi tốt nghiệp trung học BTVH chẳng khác nào tiếp tay cho các hiện tượng tiêu cực trong thi cử. Và điều đó cũng là trái với quy định của Bộ GD-ĐT.
Lê Xuân Bột
Bình luận (0)