xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chặn cơn mua sắm điên cuồng của Chelsea

Đông Linh

CLB Chelsea (Anh) đang khiến cả làng cầu châu Âu lên cơn sốt vì chi hơn 1 tỉ USD và những pha "lách luật" chỉ sau hơn 1 năm có ông chủ mới người Mỹ

Nếu tính luôn 2 thương vụ Michael Olise và Romeo Lavia sắp hoàn tất, Chelsea sẽ chi tổng cộng 383 triệu bảng tính từ đầu mùa hè cho 9 tân binh. Số tiền này vượt mặt cả 2 kỳ chuyển nhượng trước đó mà tỉ phú người Mỹ Todd Boehly và Tập đoàn tài chính Clearlake Capital đã từng duyệt chi cỡ 585,5 triệu bảng cho việc chiêu mộ 16 cầu thủ mới.

968,5 triệu bảng là con số vượt ngoài sự tưởng tượng của cả người hâm mộ lẫn giới làm nghề, nhất là khi 2/3 khoản chi này không (hoặc chưa) mang lại bất cứ thành tích đáng chờ đợi nào cho Chelsea trong giai đoạn "hậu Abramovich".

Trên mạng xã hội, một CĐV CLB Borussia Dortmund phân tích: "Tổng chi tiêu cho chuyển nhượng của Dortmund trong vòng 23 năm qua chỉ là 934,42 triệu bảng nhưng Chelsea kể từ khi Todd Boehly tiếp quản vào cuối tháng 5-2022 đã mua sắm đến 968 triệu bảng. Man City chuyển nhượng cũng mạnh tay nhưng chi tiêu của họ trong 11 năm cũng chỉ bằng Chelsea "lên sàn" trong 3 năm!".

Chặn cơn mua sắm điên cuồng của Chelsea - Ảnh 2.

Nguồn: BR FOOTBALL, Đồ họa: CHI PHAN

Vì sao nhiều đội bóng giàu có lại không thể vung tiền mua sắm thoải mái như cách Chelsea đã làm dưới thời 2 ông chủ tỉ phú? Luật Công bằng tài chính (FFP) của LĐBĐ châu Âu (UEFA) liệu có… công bằng khi vẫn chưa đụng đến trường hợp cụ thể của Chelsea?

Việc đổi chủ cuối mùa trước giúp Chelsea xóa được toàn bộ khoản nợ liên quan trong gần 20 năm dưới thời tỉ phú Nga. Điều này đồng nghĩa Chelsea bắt đầu mùa giải 2022-2023 với số nợ bằng 0. "Đây là lợi thế lớn để đội chủ sân Stamford Bridge mạnh tay chi tiêu, ví dụ như so với Arsenal, CLB vẫn do chủ cũ sở hữu và không được tự động xóa nợ" - tiến sĩ kinh tế Rob Wilson của Đại học Sheffield Hallam giải thích trên Daily Mail.

Không nợ nần, cũng chẳng lo lắng về việc chi mua sắm nhiều mà đội bóng vẫn ì ạch về thành tích, tỉ phú Todd Boehly quyết định tiếp tục theo đuổi chính sách chuyển nhượng "điên rồ". Chelsea vừa chiêu mộ thành công Moises Caicedo với mức phí kỷ lục ở Anh là 115 triệu bảng. Trước và sau Caicedo có thêm 8 cầu thủ nữa đến sân Stamford Bridge mùa hè này. Nếu tính cả Michael Olise và Romeo Lavia, tổng chi cho thị trường chuyển nhượng của Chelsea lên đến gần 1 tỉ bảng chỉ 15 tháng kể từ khi Boehly tiếp quản đội bóng này.

Để né tránh các quy định của FFP, chiến lược của Chelsea tập trung vào việc ký hợp đồng dài hạn với các cầu thủ. Caicedo đã ký hợp đồng 8 năm, được lựa chọn gia hạn năm thứ 9, chính là cầu thủ thứ 22 cam kết gắn bó với Chelsea từ 5 năm trở lên!

Bằng cách này, Chelsea có thể phân bổ mức chi chuyển nhượng nhiều năm để không vi phạm FFP. Chi tiết hơn, mức lỗ sau hạch toán ở mỗi mùa giải của Chelsea đều không vượt quá giới hạn 25 triệu bảng/năm trong 3 năm tài khóa liên tiếp mà quy định của UEFA đặt ra.

Premier League và UEFA cùng nỗ lực bịt các lỗ hổng pháp lý để ngăn chặn việc Chelsea "lách luật" như thế. Kể từ ngày 1-7, UEFA đã thay thế FFP bằng "Luật tài chính bền vững" (FSCLR), yêu cầu những chi phí liên quan đến hoạt động của các CLB, gồm trả lương, chuyển nhượng và hoa hồng cho người đại diện cầu thủ, sẽ không được phép vượt quá 70% tổng doanh thu của mùa giải. FSCLR cũng quy định các CLB phải chi trả các khoản phí chuyển nhượng trong vòng tối đa 5 năm dù hợp đồng có thể dài hơn.

Chelsea từng nhận án phạt hơn 8,6 triệu bảng vì vi phạm FFP dưới thời Roman Abramovich, giai đoạn 2012-2019. UEFA "nhân nhượng" Todd Boehly về sự khác biệt trong khâu kế toán sau khi tiếp quản CLB nhưng vẫn yêu cầu Chelsea điều tra nội bộ về những lỗ hổng trong sổ sách thời kỳ này.

Đội chủ sân Stamford Bridge mùa trước xếp hạng 12 nhưng đã khởi đầu khá tốt ở mùa này bằng trận hòa 1-1 với Liverpool trên sân nhà cuối tuần qua.

Luật Công bằng tài chính (FFP) do UEFA đưa ra năm 2010 nhằm ngăn chặn các nhà tài phiệt bơm tiền vào bóng đá với quy định các CLB không được phép nhận quá nhiều tiền từ chủ sở hữu và được phép thua lỗ không quá 30 triệu euro trong 3 năm.

Theo "Luật tài chính bền vững" (FSCLR), các CLB được phép thua lỗ 60 triệu euro trong 3 mùa giải và các CLB được đánh giá có "tình trạng tài chính tốt" sẽ được phép thua lỗ thêm 10 triệu euro. Các đội bóng vi phạm FFP trước đây và FSCLR hiện tại bị phạt tiền kèm theo một số hình thức chế tài khác như trừ điểm, giới hạn chi tiêu và cấm thi đấu các cúp châu Âu.


Chặn cơn mua sắm điên cuồng của Chelsea - Ảnh 5.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo