Năm 1992, chương trình Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) của TPHCM được khởi xướng và thực hiện, Hội Cựu chiến binh (CCB) TPHCM có 5.544 hội viên nghèo đói (42%), trong đó có 7% phải cứu đói thường xuyên, nhưng đến tháng 10-2003, chỉ còn 20/47.500 hội viên là hộ nghèo (0,04%) theo tiêu chí của TP.
17.190 cựu chiến binh trở nên khá giả
Trung tướng Đỗ Quang Hưng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) TPHCM, cho rằng, với bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng, anh chị em CCB TPHCM đã biết đoàn kết vươn lên. Với quyết tâm phải làm giàu, biết làm giàu, làm giàu chính đáng từ bàn tay, khối óc của người lính Cụ Hồ để cải thiện cuộc sống gia đình, góp phần đổi mới quê hương. Và đến nay, TPHCM đã có 17.190 CCB làm kinh tế giỏi, trở nên khá giả, trong đó số CCB giàu có là 1.748 người. Suốt thời gian qua, các CCB TPHCM đã “chiến đấu quyết liệt” trên mặt trận kinh tế. Tùy theo sức và khả năng của mình, có người lập trang trại trồng cây gây rừng, cây ăn trái, cây cảnh; có người chăn nuôi gia súc, gia cầm; có người nuôi nai, ba ba, cá sấu; có người mở công ty, xí nghiệp sản xuất các mặt hàng có nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, như: hàng điện tử, thuốc đông nam dược, hàng thủ công mỹ nghệ... Và đã có người được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới: CCB, thương binh 1/4 Nguyễn Tấn Quang (quận Bình Thạnh). Họ đã biết cách làm giàu và đã làm giàu được như trước đây đã biết cách đánh giặc và thắng giặc.
Đoàn kết chăm lo đời sống hội viên
Đó là truyền thống của dân tộc được soi sáng qua chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tinh thần đó cũng đã được các hội viên Hội CCB TPHCM lãnh hội, xuyên suốt từ Ban Chấp hành Thành hội đến các hội viên từ ngày thành lập hội (6-12-1989): “Động viên, đoàn kết giúp nhau chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho hội viên”. CCB Cao Minh Truyền (quận 9), bệnh binh 2/3, về địa phương với chiếc ba lô dẹp lép. Vợ ngày ngày đi làm thuê nuôi chồng và đứa con 5 tháng tuổi. Biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình anh, cấp ủy và chính quyền xã Long Phước cấp cho 8 công ruộng, nhưng là ruộng của vùng bưng 6 xã và là vùng căn cứ kháng chiến cũ, nên thực chất diện tích canh tác chỉ được khoảng 1 công. Ngày ngày, với quyết tâm của người lính, anh cùng vợ khai phá, cải tạo đất; tự tay anh tháo gỡ được 15 trái mìn clây-mo, thu hàng chục quả đạn M79, đạn pháo chưa nổ... Thế nhưng, gia đình anh vẫn thuộc là hộ trong diện XĐGN của xã. Năm 1993, được Hội CCB quan tâm cộng với vốn vay Quỹ XĐGN... từng bước gia đình anh khá lên. Anh nói: “Quá trình làm ăn cũng không đơn giản, nhưng cần phải quyết tâm cao. Tôi đã có vài lần thất bại, nhưng đồng đội động viên, tiếp sức và cùng thống nhất ý chí phải quyết tâm vượt nghèo. Đến nay, tôi đã có 65 gốc sầu riêng hạt lép, 50 gốc chôm chôm, 40 gốc xoài cát Hòa Lộc, 60 gốc bưởi năm roi, 6 ao cá diêu hồng, 4 ao nuôi tôm càng xanh, l ao nuôi ba ba giống Đài Loan... Ngoài ra, tôi còn nuôi heo, gà, vịt, hằng năm cung cấp cho thị trường khoảng 10 tấn heo hơi, 6-7 tạ thịt gà, vịt. Tổng cộng thu nhập từ cây trái và chăn nuôi, bình quân hằng năm khoảng 120 triệu đồng”.
Nhờ biết cách làm giàu và làm giàu chính đáng, con cái của anh đã noi gương vượt khó của cha mẹ. Nay, hai người con lớn của anh đã tốt nghiệp đại học, người con út đang học năm thứ hai Trường Đại học An ninh.
Tích cực xây dựng đời sống cộng đồng
CCB Bùi Việt Hùng (quận Gò Vấp) từ chỗ không có nghề nghiệp khi rời quân ngũ, phải đi làm mướn, ở nhà thuê, nay trở thành giám đốc Công ty TNHH Sản xuất, thương mại cơ điện SUNG SINH có 250 m2 đất nhà xưởng, 4 cửa hàng giới thiệu sản phẩm, có nhiều đại lý ở khắp các tỉnh, thành khu vực phía Nam, có 1 ô tô, 5 xe máy giao hàng... tổng giá trị tài sản, hàng hóa, vốn lưu động gần 5 tỉ đồng.
Làm giàu chính đáng là tốt, nhưng đã là người dân Việt
Chương trình XĐGN do Đảng bộ, chính quyền TPHCM khởi xướng, trong đó có cuộc chiến đấu XĐGN, vươn lên làm giàu chính đáng của những người lính Cụ Hồ đã có những thành công bước đầu, tiếp tục phấn đấu để “đã giàu càng giàu thêm”.
Bình luận (0)