xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thị trường Tết chưa khởi sắc

Thanh Nhân - Lê Tỉnh

Doanh nghiệp không đặt nhiều kỳ vọng về sự bùng nổ mua sắm trong dịp Tết sắp tới

Theo thống kê của các hệ thống bán lẻ lớn tại TP HCM, lượng khách lẫn doanh số bán hàng trong tuần lễ cuối năm 2023 (Giáng sinh và Tết dương lịch) tăng khoảng 10% - 17% so với ngày thường. So với cùng kỳ năm 2022, mức tăng này thấp hơn, một phần do Tết Nguyên đán năm ngoái đến sớm và phần còn lại là do người tiêu dùng vẫn trong xu hướng "thắt lưng buộc bụng".

Sức mua nhích nhẹ

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, trong kỳ nghỉ Tết dương lịch 2024, nhiều người dân sống tại TP HCM và các tỉnh, thành đã đổ về các trung tâm thương mại để vui chơi, mua sắm khá đông. Một số người tranh thủ mua sắm các mặt hàng cho Tết Nguyên đán do thấy nhiều nơi chạy chương trình khuyến mãi đậm, từ 50% - 70%.

Nhiều người mua sắm tại Co.opXtra Tân Phong (quận 7, TP HCM) trưa 1-1-2024 Ảnh: THANH NHÂN

Nhiều người mua sắm tại Co.opXtra Tân Phong (quận 7, TP HCM) trưa 1-1-2024 .Ảnh: THANH NHÂN

Trao đổi với phóng viên khi chọn mua nước giặt tại Co.opXtra Vạn Hạnh (quận 10), chị Huỳnh Thị My (ngụ quận 11) cho biết ban đầu, chị chỉ định đến Vạn Hạnh Mall để giải trí, ăn uống ngày lễ. Tuy nhiên, khi thấy có nhiều sản phẩm như bánh kẹo, đồ gia dụng, quần áo… giảm giá hấp dẫn, chị quyết định mua sắm một ít để dự trữ cho dịp Tết sắp tới.

Chị My giải thích: "Tình hình kinh tế khó khăn nhưng không phải vì thế mà không mua sắm gì. Tôi mua mỗi thứ một ít để có cái Tết trọn vẹn, cũng như để tiếp đãi bạn bè, người thân đến nhà chơi. Khác với mọi năm, năm nay tôi ưu tiên mua các món hàng có giá tầm trung từ 100.000 - 200.000 đồng. Những món đắt tiền mà thật sự cần thì tôi mới để ý đến".

Cũng tại Vạn Hạnh Mall, chị Hà Minh (ngụ quận 10) cho biết sẽ hạn chế chi tiêu nhưng vẫn bảo đảm gia đình có một cái Tết đầy đủ. "Thay vì mua những mặt hàng đắt tiền, năm nay tôi chọn mua sản phẩm vừa giảm giá vừa được tặng kèm. Các vật dụng trang trí Tết tôi sẽ cắt giảm tối đa" - chị tiết lộ.

Các cửa hàng giày, thời trang ở Vạn Hạnh Mall dịp Tết dương lịch cũng khá tấp nập khách hàng đến mua sắm. Chị Nguyễn Hà (ngụ quận Tân Bình) vừa mua đôi giày giảm giá chỉ còn 1,3 triệu đồng (giá gốc 2,4 triệu đồng), cho biết tận dụng thời gian nghỉ lễ, chị và gia đình dành thời gian đến trung tâm thương mại để săn hàng giảm giá.

"Năm nay tôi không đi du lịch mà ở lại TP HCM để mua sắm Tết. Ban đầu, tôi cứ nghĩ lễ này người dân sẽ về quê hay đi du lịch như những năm trước, không ngờ lại đông người mua sắm đến như vậy" - chị Nguyễn Hà nhận xét.

Các trung tâm thương mại khác như Vincom Đồng Khởi (quận 1), Emart (quận Gò Vấp), Gigamall (TP Thủ Đức)… cũng rất đông khách hàng đến mua sắm trong dịp Tết dương lịch, tập trung tại các cửa hàng đang có khuyến mãi từ 50% trở lên. Khu vực giao hàng của siêu thị gần như chật kín chỗ. Các xe đẩy hàng của khách gần như được chất đầy ắp hàng hóa.

Lượng khách tham quan, mua sắm tăng trong những ngày cuối năm 2023 và đầu 2024 đã kéo sức mua của nhiều hệ thống bán lẻ tăng nhẹ. Theo ông Nguyễn Ngọc Thắng, Giám đốc vận hành chuỗi Co.opmart kiêm Giám đốc marketing - Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM (Saigon Co.op), sức mua đợt Giáng sinh và Tết dương lịch tăng khoảng 10% so với ngày thường.

"Người tiêu dùng có tâm lý dành dụm cho Tết Nguyên đán nên hiện mức tăng trưởng doanh thu không cao. Tuy nhiên, đây là tín hiệu đáng mừng cho khởi đầu năm 2024. Những ngày cuối năm 2023, Saigon Co.op khai trương 2 siêu thị mới là Co.opmart Chợ Mới (An Giang) và Co.opmart Cái Bè (Tiền Giang), góp phần thúc đẩy doanh số những ngày cuối năm 2023" - ông Thắng tin tưởng.

Cũng theo ông Thắng, Saigon Co.op đã chuẩn bị kỹ lượng hàng hóa và các chương trình khuyến mãi xuyên suốt 8 tuần trước Tết, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người tiêu dùng yên tâm sắm Tết.

Ông Đinh Quang Khôi, Giám đốc marketing hệ thống siêu thị Mega Market, cũng thông tin lượng khách lẫn giỏ hàng mua sắm đã tăng khá so với đầu tháng 12-2023.

Không kỳ vọng có đột phá

Diễn biến thị trường tháng 12-2023, đặc biệt trong tuần lễ cuối năm, không nằm ngoài dự đoán của các doanh nghiệp lớn.

Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vinamit, cho hay sức mua trong những ngày qua có nhích lên, chủ yếu ở nhóm hàng thực phẩm nhưng không đủ mạnh để tạo đà cho sự bùng nổ thị trường từ nay đến Tết Nguyên đán.

"Còn chưa đầy 40 ngày nữa là Tết nhưng thị trường vẫn chưa có không khí Tết. Hiện sức mua ở kênh bán hàng hiện đại và kênh online có tăng nhưng ở kênh truyền thống sụt giảm, thị trường cũng chưa có thông tin tích cực để tạo sự lạc quan, hưng phấn cho người dân mạnh dạn chi tiêu" - ông Viên nêu những cơ sở cho dự đoán thị trường Tết năm nay sẽ tăng dần đều chứ không bùng nổ như thông lệ.

Trong khi đó, bà Phạm Thị Huân (Ba Huân), Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ba Huân, cho biết sức mua trứng gà, vịt các loại tại chợ, siêu thị "chưa có nhúc nhích gì cả" khiến nhiều doanh nghiệp sốt ruột, tìm giải pháp xoay xở. Ba Huân đã lên kế hoạch tăng nguồn hàng phục vụ Tết khoảng 10% so với Tết 2023 nhưng sức mua mặt hàng trứng quá yếu. Doanh nghiệp vừa sản xuất, bán hàng vừa quan sát thị trường để chủ động điều chỉnh kế hoạch.

Bà Ba Huân nhận định: "Năm nay, thị trường quá chậm, nguồn cung trứng dồi dào, trứng gà, vịt tươi được bán online nhiều nên không lo giá trứng tăng đột biến dịp Tết. Vào 2 ngày sát Tết, các doanh nghiệp bình ổn thị trường mặt hàng trứng gia cầm sẽ đồng loạt giảm giá sâu".

Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan) cũng đang phải cân đo đong đếm để giảm sản lượng một số mặt hàng có hạn sử dụng ngắn như thịt nguội, giò các loại để tránh tồn kho quá nhiều. Những ngày qua, khách đi siêu thị mua sắm tăng nhưng sức mua các mặt hàng tươi sống lẫn chế biến của Vissan hầu như không tăng.

"Thời điểm này, khách hàng chủ yếu tìm mua hàng khuyến mãi và mua ít để dùng thử, tham khảo giá. Họ vẫn mua thịt heo, giò chả, xúc xích, nem chua… nhưng chỉ với số lượng đủ dùng chứ không mua "xả láng" như trước dịch COVID-19" - ông Phan Văn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Vissan, nêu thực tế. Theo ông, Vissan phải giảm giá đến 49% một số mặt hàng thực phẩm chế biến và giảm giá 20% - 25% đối với một số mặt hàng thực phẩm tươi sống, kéo dài từ nay đến ngày 31-1 để kích thích sức mua. 

Chợ đầu mối cũng ế khách

Theo ông Nguyễn Bình Phương, Phó Giám đốc Công ty CP Quản lý và Kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức (chợ đầu mối Thủ Đức), những ngày gần đây, lượng hàng về chợ có xu hướng giảm do một bộ phận người dân TP HCM đi du lịch. Đến đêm 1 rạng sáng 2-1, lượng hàng về chợ vẫn còn thấp, chỉ khoảng 2.000 tấn (giảm khoảng 500 tấn/đêm so với bình thường).

"Sức mua tại chợ thấp nên giá cả hàng hóa ổn định hoặc giảm nhẹ, thương nhân chủ động báo nhà vườn giảm sản lượng. Ngay cả mặt hàng mùa vụ Tết là củ kiệu cũng về ít, giá kiệu đầu mùa giảm 10.000 - 15.000 đồng/kg so với cùng thời điểm năm 2023" - ông Phương nói. T.Nhân


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo