xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

30 năm sau, tội ác chiến tranh vẫn tiếp diễn

Đỗ Chuyên

Trong bài báo với nhan đề trên, tạp chí số ra ngày 27-4, tác giả Allen Myers đã nói lên cảm nghĩ đau đớn, bàng hoàng khi đi thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh và Làng Hòa Bình tại Bệnh viện Từ Dũ - TPHCM.

Những bức ảnh về tội ác chiến tranh của quân đội Mỹ tại các thôn ấp miền Nam VN, những đứa trẻ tật nguyền, dị dạng vì di chứng của chất da cam dioxin, đã thực sự gây sốc cho nhà báo Allen Myers. Ông viết: “50 triệu lít chất độc da cam do không quân Mỹ rải xuống miền Nam VN đã để lại nhiều hậu quả. Tại VN, chất da cam bị coi là nguyên nhân gây ra rất nhiều chứng bệnh ung thư, sinh quái thai, trẻ dị tật kể từ thời kỳ chiến tranh... Rất nhiều cựu binh Mỹ và Úc đã mắc nhiều chứng bệnh rõ ràng do bị nhiễm chất da cam. Các cựu binh Mỹ đã kiện 7 công ty Mỹ sản xuất chất diệt cỏ và cuối cùng đã thắng kiện, được bồi thường 180 triệu USD. Chính phủ Mỹ cũng bồi thường cho 1.800 cựu binh bị nhiễm chất da cam. Vậy mà Mỹ chẳng giúp đỡ gì cho các nạn nhân VN do chất da cam làm hại. Đã vậy mới đây một tòa án Mỹ đã đình chỉ tranh tụng đơn kiện của các nạn nhân VN với các công ty sản xuất chất da cam với phán quyết rằng việc rải chất da cam trong chiến tranh VN không vi phạm (!) luật pháp Mỹ cũng như luật pháp quốc tế”.

Bài báo viết tiếp: “Mỹ vẫn bào chữa “chưa có bằng chứng khoa học” về chất dioxin gây bệnh dù bắt buộc phải bồi thường cho các nạn nhân là lính Mỹ. Cũng bằng cách này, Mỹ đã bào chữa cho việc sử dụng vũ khí urani tái chế trong 2 cuộc chiến tranh ở Iraq, vẫn bồi thường cho nạn nhân Mỹ phải sử dụng vũ khí đó, nhưng cả quyết “không có bằng chứng khoa học”.

Báo Mỹ Post - Dispatch ngày 24-4 đăng bài của nhà báo Ron Harris kể lại cuộc đi thăm Làng Hữu nghị ở ngoại thành Hà Nội do một cựu binh Mỹ thành lập để chăm sóc nuôi dạy hơn 100 trẻ tật nguyền của các cựu chiến binh VN bị nhiễm chất độc da cam. Bài báo viết: “Ở nhiều nơi trên đất nước (VN) này, những vết thương chiến tranh vẫn chưa lui về quá khứ. Đối với những nạn nhân đó, chiến tranh vẫn hiện diện hằng ngày. Nói như bác sĩ người Úc Ross Bernays, người đã làm việc 2 năm ở VN giúp chữa các nạn nhân: “Đây là một vấn đề rất lớn ở VN”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo