xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ai phải chịu trách nhiệm?

NGÔ SINH

Ngoại trưởng Úc lên tiếng ủng hộ Julian Assange. Trong khi Assange tự so sánh mình với ông trùm truyền thông Rupert Murdoch

Chính phủ Úc hôm 8-12 đã đổ lỗi cho Mỹ, chứ không phải nhà sáng lập website WikiLeaks Julian Assange, về việc tiết lộ khoảng 250.000 tài liệu ngoại giao mật của Mỹ; đồng thời nói rằng kẻ nào tiết lộ các tài liệu này trước tiên thì phải chịu trách nhiệm về pháp lý. Ngoại trưởng Kevin Rudd nói các nhà ngoại giao nước này sẽ ủng hộ Assange, thậm chí sau khi ông này cáo buộc Úc cố làm thỏa mãn các kẻ thù của ông ta.

img
Một người biểu tình phản đối việc bắt giữ Julian Assange bên ngoài tòa án ở London. Ảnh: AFP
 
Úc bênh vực Assange
  
Trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin Reuters, Ngoại trưởng Rudd phát biểu: “Bản thân ông Assange không phải chịu trách nhiệm về việc tiết lộ 250.000 tài liệu từ mạng lưới liên lạc về ngoại giao của Mỹ. Người Mỹ phải chịu trách nhiệm về điều đó”.
 
Ngoại trưởng Rudd quả quyết Úc sẽ giúp đỡ Assange về mặt lãnh sự liên quan đến các phiên tòa ở Anh về khả năng dẫn độ ông này đến Thụy Điển. Ông cũng thể hiện sự lo lắng về mọi mối đe dọa nhắm vào Assange. Ông Rudd thú nhận: “Chúng tôi lo lắng về sự an toàn và an ninh của mọi người Úc. Mọi người cần phải thoát khỏi bất kỳ mối đe dọa nào như vậy”.
 
Ngoại trưởng Úc khẳng định: “Có một vấn đề nữa, đó là trách nhiệm pháp lý của những người có trách nhiệm về việc phổ biến thông tin đó. Liệu đó có phải là WikiLeaks, Reuters, hoặc bất cứ ai khác”.
  
Bên cạnh đó, luật sư của Assange là Mark Stephens cho biết sẽ làm lại đơn xin tại ngoại. Luật sư này còn nhận định nhiều người cảm nhận rằng vụ việc này có động cơ về chính trị. Thế nhưng, báo Aftonblade trích dẫn lời một công tố viên Thụy Điển nói rằng vụ án này không liên quan đến hoạt động của website WikiLeaks.
 
Hiện nay, nguồn gốc ban đầu của sự rò rỉ này vẫn chưa được biết mặc dù binh nhì Bradley Manning, từng làm nhà phân tích thông tin tình báo ở Iraq, đã bị buộc tội tải xuống hơn 150.000 tài liệu của Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, các giới chức Mỹ đã từ chối cho biết các tài liệu đó có giống với những tài liệu do WikiLeaks công bố hay không.
 
Assange tự bảo vệ
 
Trong khi đó, nhà sáng lập WikiLeaks đã trình bày ý kiến trong một bài viết nhan đề “Đừng bắn người đưa tin vì anh ta tiết lộ sự thật khó chịu” đăng trên báo The Australian ngày 8-12. Assange lên tiếng bảo vệ website của ông ta và nhấn mạnh rằng việc truyền bá dân chủ là điều quan trọng. Ngoài ra, ông còn tự so sánh mình với ông trùm truyền thông Rupert Murdoch trong việc truy tìm sự thật để công bố.
 
Assange viết: “Năm 1958, chàng thanh niên Rupert Murdoch đã viết: Trong cuộc chạy đua giữa bí mật và sự thật, điều không thể tránh khỏi là sự thật sẽ luôn luôn chiến thắng”. Assange còn viện dẫn trường hợp ông Keith Murdoch, người cha đã quá cố của Rupert, trong thế chiến thứ I đã phản đối việc hy sinh tính mạng người Úc một cách vô ích ở Gallipoli, nơi quân đội Úc dưới sự chỉ huy của Anh đã bị tàn sát trong cuộc tấn công bất thành chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Assange nhấn mạnh: “Keith Murdoch không im lặng và nỗ lực của ông dẫn đến việc chấm dứt chiến dịch Gallipoli thảm khốc. Gần một thế kỷ sau, WikiLeaks cũng không hề sợ hãi công bố những sự kiện cần được công bố”.
 
Ngoài ra, Assange đề cập sự kiện ông ta được giáo dục ở một thị trấn nhỏ vùng nông thôn nước Úc, nơi mọi người phát biểu ý kiến một cách thẳng thắn. Ông viết: “WikiLeaks đã được tạo ra quanh những giá trị cơ bản này”. Assange nhấn mạnh, WikiLeaks đã được hình thành như một cách sử dụng công nghệ mới để tường thuật sự thật. Ông cho biết không một người nào đã bị bất cứ thông tin nào được công bố trong suốt 4 năm qua làm hại.
 
Assange viết: “Các xã hội dân chủ cần một hệ thống truyền thông mạnh mẽ và WikiLeaks là một phần của hệ thống đó. Các phương tiện truyền thông đại chúng giúp duy trì các chính phủ trung thực. WikiLeaks đã tiết lộ một số sự thật khó chịu về hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan”.
  
Assange đặt câu hỏi vì sao chỉ WikiLeaks bị tấn công khi các cơ quan truyền thông khác như The Guardian, The New York Times và Der Spiegel cũng đã công bố các tài liệu mật của Mỹ.
 
Tuy nhiên, Assange không bình luận gì về việc ông bị bắt giữ ở Anh sau khi Thụy Điển ban hành lệnh bắt ông vì những cáo buộc phạm tội về tình dục. Assange tiếp tục bị giam giữ cho đến phiên tòa ngày 14-12.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo