xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bài học chống phân biệt chủng tộc

LỤC SAN

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi bảo vệ trẻ em, đối tượng dễ bị sát hại nhất

27-1 là ngày quốc tế tưởng niệm các nạn nhân Do Thái bị phát xít Đức tàn sát trong chiến tranh thế giới thứ II. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã lập ra ngày này để hằng năm tưởng nhớ 6 triệu người Do Thái, trong đó có khoảng 1,5 triệu trẻ em, đã bị phát xít Đức sát hại trong các trại tập trung. Ngày 27-1 có một ý nghĩa đáng kể về lịch sử vì vào ngày này năm 1945, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng trại tập trung Auschwitz-Birkenau ở Ba Lan.

Trong lễ tưởng niệm tại trụ sở LHQ ở New York - Mỹ, Tổng Thư ký Ban Ki-moon kêu gọi tất cả mọi quốc gia bảo vệ những đối tượng dễ bị sát hại nhất, bất kể sắc tộc, màu da, giới tính và tín ngưỡng. Ông cho rằng trước bất kỳ hành động tàn sát nào, trẻ em luôn là đối tượng dễ bị tấn công nhất.

img
Các nạn nhân sống sót ở Ba Lan đặt vòng hoa tưởng niệm hôm 27-1. Ảnh: AP
Ngày 27-1 cũng đã được kỷ niệm khắp thế giới. Tổng thống Barack Obama cam kết Mỹ sẽ đấu tranh chống lại những ai phủ nhận thảm họa tàn sát người Do Thái kể trên. Ở Buenos Aires, Chính phủ Argentina đã cùng với Tổ chức Bảo trợ người Do Thái DAIA kỷ niệm ngày này. Argentina hiện là Chủ tịch Tổ chức Lực lượng đặc biệt hợp tác quốc tế về giáo dục, tưởng niệm và nghiên cứu sự kiện người Do Thái bị tàn sát.

Tại Ba Lan, các nạn nhân sống sót sau thảm họa tàn sát người Do Thái đã cùng với các giới chức Israel và Ba Lan tổ chức lễ kỷ niệm 67 năm ngày giải phóng trại tập trung Auschwitz-Birkenau của Đức quốc xã, nơi hơn 1 triệu người bị giết hại, chủ yếu là người Do Thái ở châu Âu. Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski nhấn mạnh: “Nơi này vẫn còn là một vết thương trong tâm khảm của châu Âu và cả thế giới”.

Đêm trước ngày tưởng niệm, theo hãng tin AFP, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia Hồi giáo đầu tiên phát sóng trên toàn quốc bộ phim tài liệu Shoah của các nhà làm phim Pháp năm 1985 về thảm họa tàn sát người Do Thái. Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ ra tuyên bố nhấn mạnh: “Ngày tưởng niệm này nhắc nhở mọi người cần rút ra các bài học về đấu tranh với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và sự bài ngoại”.

Na Uy xin lỗi

Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg đã lên tiếng xin lỗi về vai trò của Na Uy trong vụ trục xuất 532 người Do Thái vào năm 1942. Ông thú nhận: “Hôm nay, tôi cảm thấy thích hợp để bày tỏ lời xin lỗi sâu sắc về chuyện đã xảy ra trên đất Na Uy”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo