Theo báo chí quốc tế, dường như Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ sử dụng diễn đàn đối thoại này như một hoạt động đối trọng với Trung Quốc “đang lên”.
Ngoài bài phát biểu được chờ đợi tại phiên khai mạc tối 30-5 của Thủ tướng Abe, Đối thoại Shangri-La năm nay dày đặc với những bàn tròn thảo luận và các hoạt động bên lề hứa hẹn nhiều kịch tính.
Trong ngày 31-5, bài phát biểu đầu tiên thuộc về Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel với nội dung dự kiến là trình bày về những đóng góp của Mỹ đối với ổn định khu vực.
Tiếp đó, trong sáng 31-5 có 2 cuộc thảo luận bàn tròn. Đầu tiên là về tăng cường hợp tác quân sự với sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond và Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Dato’ Seri Hishammuddin bin Tun Hussein. Thảo luận bàn tròn thứ hai bàn về giải quyết căng thẳng chiến lược với sự góp mặt của Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Úc David Johnston và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh.
Trong buổi chiều 31-5 diễn ra 3 cuộc thảo luận với các chủ đề riêng biệt, gồm: Các thách thức trong duy trì và quản lý biển; Ảnh hưởng của các khả năng quân sự mới tại châu Á - Thái Bình Dương; và Biến đối khí hậu và an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương.
Chiểu tối 31-5 có 2 cuộc thảo luận về "ASEAN và trật tự an ninh khu vực đang hình thành" và "Tương lai của Triều Tiên: Sự liên quan đến an ninh khu vực".
Ngày cuối (1-6) diễn ra 2 cuộc thảo luận bàn tròn. Một bàn về "Các viễn cảnh về hòa bình và an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương" với sự tham gia của Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung; còn lại là thảo luận về "Giải quyết xung đột ở châu Á-Thái Bình Dương".
Bình luận (0)