xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần COC để duy trì hòa bình biển Đông

HOÀNG PHƯƠNG

Thái Lan cho rằng Trung Quốc nên linh hoạt hơn về vấn đề biển Đông để tránh “đẩy” các nước ASEAN về phía Mỹ

Brunei hôm 14-1 cho biết sẽ theo đuổi một bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) và xem đây là ưu tiên hàng đầu của mình khi nước này  đảm nhiệm chức chủ tịch ASEAN trong năm nay. 

Một quan chức nước này cho biết: “Brunei xem vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông là mối đe dọa chính đối với an ninh khu vực và muốn giải quyết vấn đề này thông qua đối thoại với tất cả các bên liên quan, trong đó có Trung Quốc”. Giới phân tích nhận định đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng vì Brunei không chỉ là 1 trong 4 nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông mà còn là một đối tác năng lượng lớn của Trung Quốc.
 
img
Sự xuất hiện của tàu hải quân Trung Quốc đang gây căng thẳng ở biển Đông
Ảnh: THX

Cùng ngày, Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam tin rằng vấn đề biển Đông khó có thể được giải quyết trong tương lai gần. Vì thế, điều cần làm hiện nay là tìm kiếm những cách thức nhằm duy trì hòa bình trong khu vực. Kênh Channel News Asia dẫn lời ông Shanmugam cho biết một trong những bước đi khả dĩ là khuyến khích các nước liên quan nhất trí về COC. Ông Shanmugam nói thêm rằng quan điểm của Singapore đối với vấn đề hòa bình, thịnh vượng ở Đông Nam Á là duy trì  ổn định thông qua sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ, một nền thương mại tự do, cởi mở và việc tạo ra một kiến trúc ASEAN.

Chuyện biển Đông cũng là mối bận tâm hàng đầu của Thái Lan sau khi nước này đảm nhận vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN - Trung Quốc từ tháng 7-2012 đến tháng 7-2015. Báo Bangkok Post hôm 15-1 dẫn lời ông Sihasak Phuangketkaew, Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan, cho biết nước này sẽ tìm kiếm quan điểm chung giữa các nước ASEAN về vấn đề biển Đông để đưa ra tại các cuộc đàm phán với Trung Quốc trong thời gian tới.

Ngoài ra, Bangkok còn có kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán riêng rẽ với từng nước tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Theo ông Sihasak, quan điểm của mỗi nước về vấn đề này là khác nhau và những yếu tố chính trị, chủ nghĩa dân tộc của mỗi nước sẽ quyết định cách thức tiếp cận vấn đề này.

Những tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh nỗ lực tìm kiếm một COC mang tính ràng buộc pháp lý đang gặp trở ngại. Lý do chính là Trung Quốc vẫn khăng khăng đòi giải quyết chuyện biển Đông với từng nước liên quan, thay vì với cả ASEAN. Vì thế, ông Sihasak  bày tỏ hy vọng việc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc vào tháng 3 tới sẽ dẫn đến một lập trường bớt cứng rắn hơn về biển Đông.  Ông Sihasak cho rằng cả ASEAN lẫn Trung Quốc nên nhìn vào bức tranh toàn cảnh và Bắc Kinh không nên coi quan điểm chung của ASEAN như là một áp lực với ban lãnh đạo mới.

Nói về vai trò của Mỹ, ông Sihasak nhận định chừng nào tình hình biển Đông vẫn còn căng thẳng, hầu hết các nước khu vực sẽ trông chờ vào Mỹ để làm đối trọng với Trung Quốc. Vì thế, Bắc Kinh nên linh hoạt hơn để tránh “đẩy” các nước ASEAN về phía Mỹ nhiều hơn nữa.
 

Trung Quốc kêu gọi quân đội sẵn sàng chiến đấu

Trung Quốc hôm 15-1 thông báo kế hoạch tiến hành khảo sát địa lý khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku mà nước này đang đòi chủ quyền với Nhật Bản. Theo Tân Hoa Xã, đây là một phần của chương trình vẽ bản đồ các đảo và bãi san hô mà Trung Quốc xem là lãnh thổ của mình nhằm “bảo vệ quyền và các lợi ích hàng hải” của Bắc Kinh. Tuy nhiên,  Cơ quan Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa chất quốc gia Trung Quốc không cho biết cuộc khảo sát sẽ diễn ra khi nào và bằng cách nào.

Nếu được thực thi, cuộc khảo sát chắc chắn sẽ càng khiến quan hệ Trung - Nhật thêm căng thẳng. Để chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất, quân đội Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu và chuẩn bị cho các tình huống chiến tranh thật sự trong các cuộc tập trận năm nay.

Không chịu thua kém, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang cân nhắc triển khai các chiến đấu cơ F-15 tại sân bay trên đảo Shimojijima để ứng phó nhanh hơn với những vụ xâm nhập không phận Senkaku trái phép của máy bay Trung Quốc. Theo hãng tin Kyodo hôm 14-1, đảo Shimojijima ở gần Senkaku hơn so với thủ phủ Naha của tỉnh Okinawa, nơi máy bay F-15 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang đồn trú.
 
Ngoài ra, máy bay Mỹ và Nhật hôm 15-1 tiến hành cuộc tập trận chung kéo dài 5 ngày trên bầu trời vùng biển ngoài khơi đảo Shikoku. Cuộc tập trận diễn ra vài ngày sau khi máy bay chiến đấu Nhật và Trung Quốc “gườm nhau” trên không phận gần Senkaku, làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ nổ ra một cuộc không chiến giữa 2 nước.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo