xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chính phủ Mỹ có thể đóng cửa lâu dài

Hoàng Phương

Tổng thống Mỹ Barack Obama lên tiếng cáo buộc phe Cộng hòa bắt chính phủ làm con tin để phá hoại Obamacare

Vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy chính phủ Mỹ sẽ sớm hoạt động trở lại sau khi phe Cộng hòa ở hạ viện tiếp tục đòi hỏi đạo luật chăm sóc sức khỏe mới (thường được gọi là Obamacare) bị trì hoãn hoặc bãi bỏ trong lúc phe Dân chủ và Tổng thống Barack Obama từ chối nhượng bộ.
img
Đài tưởng niệm quốc gia Bandelier ở bang New Mexico - Mỹ thông báo đóng cửa hôm 1-10 sau khi chính phủ ngừng hoạt động Ảnh: Reuters

Không ai nhường ai

Các lãnh đạo phe Dân chủ tại thượng viện và Nhà Trắng hôm 1-10 đã nhanh chóng bác bỏ đề xuất mới của hạ viện về ngân sách. Đề xuất lần này bao gồm việc cung cấp ngân sách tạm thời cho các công viên quốc gia, hệ thống chăm sóc cựu binh và quận Columbia. Nghị sĩ Sander Levin của Đảng Dân chủ mỉa mai: “Một công viên giờ lại còn quan trọng hơn cả hệ thống trường học mà bọn trẻ đang cần”.

Cùng ngày, ông Obama lên tiếng cáo buộc phe Cộng hòa bắt chính phủ làm con tin để phá hoại Obamacare, chương trình xã hội tham vọng nhất của Mỹ trong vòng 5 thập kỷ qua. Ông tuyên bố: “Việc đóng cửa này không liên quan gì đến vấn đề chi tiêu, thâm hụt hoặc ngân sách. Họ đóng cửa chính phủ chỉ để chối bỏ quyền được tiếp cận bảo hiểm y tế của hàng triệu người dân”. Đáp lại, phe Cộng hòa nói ông Obama không thể phàn nàn về chuyện chính phủ đóng cửa trong khi từ chối đàm phán. Ông Michael Steel, người phát ngôn của Chủ tịch Hạ viện John Boehner, nhận định: “Quan điểm của Nhà Trắng trong vụ này đạo đức giả không chịu được”.

Báo The Washington Post nhận định rằng ngay cả khi bị dân chúng đổ trách nhiệm, các lãnh đạo phe Cộng hòa vẫn muốn chính phủ bị đóng cửa trong nỗ lực đạt được mục tiêu về Obamacare. Trong khi đó, Đảng Dân chủ và cả ông Obama đều tỏ dấu hiệu cho thấy họ không sốt sắng gì trong việc tìm giải pháp phá vỡ sự bế tắc hiện nay. Kể từ sau cuộc điện đàm kéo dài 10 phút hôm 30-9, ông Obama và ông Boehner vẫn chưa nói chuyện với nhau. Ngoài ra, ông Boehner và ông Harry Reid, thủ lĩnh phe Dân chủ chiếm đa số tại thượng viện, chưa có kế hoạch gặp nhau.

Phe Cộng hòa rạn nứt

Dù vậy, trong lúc phe Dân chủ vẫn còn đoàn kết mạnh mẽ trong cuộc đối đầu nói trên thì sự rạn nứt lại ngày càng lớn trong nội bộ Đảng Cộng hòa về chiến lược mà họ đang theo đuổi. Không ít người lo ngại về những tác động xấu mà đảng này sẽ phải gánh chịu một khi cuộc khủng hoảng kết thúc, điều từng xảy ra khi chính phủ đóng cửa trong năm 1995 và 1996. Vì thế, đã có ít nhất 12 hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa tuyên bố sẵn sàng bỏ phiếu cho một dự luật ngân sách “sạch”, tức không có điều kiện kèm theo, như những dự luật trước đó. Tuy nhiên, như thế vẫn chưa đủ để thuyết phục ông Boehner đưa một dự luật như thế ra tranh luận và bỏ phiếu.

Cuộc khủng hoảng ngân sách trước mắt đã buộc Tổng thống Barack Obama giảm bớt quy mô chuyến công du châu Á sắp tới. Theo kế hoạch, nhà lãnh đạo Mỹ vào ngày 5-10 sẽ lên đường đến Indonesia và Brunei để tham dự các hội nghị cấp cao. Tuy nhiên, Nhà Trắng hôm 1-10 thông báo ông Obama sẽ không ghé thăm Malaysia và Philippines trong chuyến công du sắp tới như dự định ban đầu.

Theo hãng tin Reuters, sự thay đổi về lịch trình nói trên cho phép ông Obama về nhà sớm hơn để chuẩn bị cho một cuộc chiến khốc liệt không kém với quốc hội về vấn đề tăng trần nợ công. Sự kết hợp của 2 cuộc chiến về ngân sách và trần nợ công khiến không ít người lo ngại khả năng tìm được tiếng nói chung trong quốc hội ngày càng xa vời, từ đó đe dọa cản trở đà phục hồi còn mong manh của nền kinh tế Mỹ.

Nghị sĩ tặng lương cho từ thiện

Theo luật, các nghị sĩ và tổng thống Mỹ vẫn được nhận lương ngay cả khi chính phủ đóng cửa. Thế nhưng, ngày càng có nhiều nghị sĩ của cả 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ cho biết sẽ tặng khoản lương nhận được trong thời gian đóng cửa hiện nay của chính phủ cho các tổ chức từ thiện. Theo báo The Washington Post, các nghị sĩ lưỡng viện lãnh khoảng 174.000 USD/năm. Riêng lương của các lãnh đạo quốc hội còn cao hơn. Chẳng hạn, ông Boehner hiện lãnh 223.500 USD/năm. Trong khi đó, lương của Tổng thống Obama là 400.000 USD/năm, còn Phó Tổng thống Joe Biden lãnh 230.700 USD/năm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo