xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chờ phép mầu tại Geneva

Hoàng Phương

Chia rẽ sâu sắc là điều dễ nhận thấy nhất khi các bên liên quan ngồi vào bàn đàm phán ở Montreux và Geneva tại Thụy Sĩ trong tuần này để tìm giải pháp hòa bình cho cuộc nội chiến Syria kéo dài 3 năm qua.

Không chỉ chính phủ và phe chống đối Syria chia rẽ, bất đồng còn hiện diện trong nội bộ lực lượng nổi dậy, giữa Mỹ và Nga - 2 nước bảo trợ chính cho hội nghị bên cạnh Liên Hiệp Quốc.

Phe đối lập, đại diện là Liên minh Dân tộc Syria (SNC), yêu cầu sự ra đi của Tổng thống Syria Bashar al-Assad như là một điều kiện tiên quyết để hạ vũ khí. Trái lại, Damascus tuyên bố vị trí của ông Assad là không thể đụng đến.

Nếu cuộc hòa đàm chỉ tập trung vào vấn đề này và không có sự nhượng bộ nào từ cả hai bên thì có thể sụp đổ ngay từ đầu. Nguy cơ này đã hiện hữu trong ngày làm việc đầu tiên ở Geneva (hôm 24-1) khi phái đoàn chính phủ Syria và SNC không chịu ngồi chung một phòng bởi không ai chịu nhường ai về chuyện lập chính phủ chuyển tiếp.

 

Người ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad biểu tình ở Montreux - Thụy Sĩ. Ảnh: EPA
Người ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad biểu tình ở Montreux - Thụy Sĩ. Ảnh: EPA

 

Mọi chuyện còn phức tạp hơn bởi sự đấu đá giữa những phe phái ôn hòa và cực đoan trong nội bộ SNC khiến họ khó có cùng tiếng nói chung tại Geneva. Chưa hết, cả Mỹ và Nga vẫn còn bất đồng về số phận của chế độ Assad cũng như vai trò của Iran trong nỗ lực kiến tạo hòa bình ở Syria.

Một vấn đề đáng chú ý không kém là chế độ Assad bước vào hội nghị lần này với một vị thế mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong 2 năm trở lại đây. Nhờ sự hỗ trợ của các đồng minh Iran và phong trào Hezbollah, lực lượng trung thành với ông Assad đang thắng thế trên chiến trường.

Ngoài ra, nhiều người ở phương Tây bắt đầu coi trọng lập luận của ông Assad. Theo đó, phe nổi dậy chủ yếu tập hợp những phần tử khủng bố. Quan điểm này càng được củng cố bởi sự trỗi dậy của các nhóm nổi dậy có liên hệ với mạng lưới khủng bố Al-Qaeda ở Syria thời gian gần đây. Ngay cả cựu Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ Michael Hayden cũng cho rằng một chiến thắng của phe nổi dậy còn tệ hơn việc để ông Assad tiếp tục nắm quyền.

Trong mớ bòng bong nói trên, hội nghị hòa bình Geneva II được mong đợi này khó có thể mang lại những kết quả đột phá, như một thỏa thuận chia sẻ quyền lực hoặc một lệnh ngừng bắn khắp Syria.

Thay vào đó, theo giới phân tích, các bên liên quan nên theo đuổi những mục tiêu khiêm tốn hơn, trong đó có việc cải thiện hoạt động cứu trợ cho 8 triệu người dân Syria buộc phải rời bỏ nhà cửa vì chiến sự, khuyến khích chính phủ và phe nổi dậy Syria trao đổi tù nhân hoặc hợp tác chống “khủng bố”.

Những người lạc quan cho rằng ngay cả khi không có sự đột phá nào thì hội nghị ít ra cũng đánh dấu được một giai đoạn mới trong quá trình thương thảo dự kiến sẽ còn kéo dài chừng nào cuộc chiến ngoài chiến trường chưa phân thắng bại. Trong khi đó, một số người bi quan, như 2 nhà nghiên cứu Michael Doran và Michael O’Hanlon của Viện Brookings, cho rằng nếu không có phép mầu, các cuộc hòa đàm chắc chắn sẽ thất bại.

Dù kết quả có ra sao thì ngoại giao vẫn được xem là con đường duy nhất để đưa Syria thoát khỏi tình cảnh bế tắc hiện nay, nhất là khi chưa bên nào có thể đánh bại đối phương hoàn toàn trên chiến trường.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo