xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chống khủng bố: Mỹ đang sa lầy!

NGÔ SINH

Ngay sau khi Tổng thống Barack Obama tái đắc cử hồi tháng 11-2012, người dân Mỹ đã giảm bớt niềm tin rằng đất nước của họ chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố

Kể từ khi Tổng thống Mỹ George W. Bush tuyên bố cuộc chiến chống khủng bố trước quốc hội vào ngày 20-9-2001 đến nay, hàng ngàn tỉ USD đã được chi ra và hàng trăm ngàn người thiệt mạng, bạo lực vẫn lan rộng. Có lẽ đã đến lúc người Mỹ nên thừa nhận cuộc chiến đã thất bại và cần có một chiến lược mới chú trọng đến những căn nguyên của nó.

Thất bại đáng chê trách

Các vụ tấn công liên hoàn ở Paris - Pháp đêm 13-11 nhắc nhở dư luận rằng công dân ở phương Tây hiện vẫn là đối tượng dễ gặp nguy hiểm hơn bao giờ hết trước mối đe dọa khủng bố, bất chấp các biện pháp chống khủng bố chưa từng có được áp dụng kể từ sau các vụ tấn công New York và Washington cách đây hơn 14 năm. Sự việc xảy ra như một cú sốc đối với những ai mong đợi sự đầu tư ồ ạt vào cuộc chiến chống khủng bố sẽ đem lại an toàn và an ninh hơn.

Lẽ ra Mỹ đã phải đạt được nhiều tiến bộ hơn khi đương đầu với mối đe dọa chống lại nước này bởi họ đã đổ hàng ngàn tỉ USD vào các cuộc phiêu lưu quân sự ở nước ngoài, xây dựng “nền an ninh nội địa” chưa từng có, tiến hành theo dõi đại trà cũng như chịu thiệt hại vô số sinh mạng trong các cuộc chiến có người Mỹ tham gia. Rõ ràng là sau 14 năm, người Mỹ vẫn là mục tiêu của chủ nghĩa khủng bố thánh chiến. Sau vụ khủng bố ở Paris, nhất là khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng dọa sẽ tấn công New York và Washington, an ninh đã được tăng cường khắp nước Mỹ.

 

Một cuộc biểu tình phản đối chiến tranh chống khủng bố ở Mỹ Ảnh: BOLLYN
Một cuộc biểu tình phản đối chiến tranh chống khủng bố ở Mỹ Ảnh: BOLLYN

 

Thế nhưng, theo website Consortium News, phương thức chung để đối phó với thách thức của thế kỷ XXI đã được đánh giá là thất bại đáng chê trách. Mặc dù chính quyền Mỹ dưới thời các tổng thống khác nhau có những chiến thuật khác nhau, cuộc chiến chống khủng bố vẫn theo đuổi mục đích tiêu diệt mọi tên khủng bố dù chúng ở bất cứ nơi nào. Hậu quả là số lớn người vô tội đã bị sát hại.

Cùng với nhiều tổ chức được thành lập sau vụ 11-9 với khẩu hiệu như “Chiến tranh không phải là sự đáp trả”, nhiều nhà phê bình lên tiếng khẳng định rằng để đánh bại khủng bố, điều tiên quyết đối với nước Mỹ là phải ngưng tiến hành chiến tranh, dựa trên nguyên tắc của Hippocrates: “Trước hết không được gây hại”. Ngoài ra, Mỹ cần phải chú tâm đến căn nguyên phát sinh chủ nghĩa quá khích bạo lực cũng nhiều như chú trọng đến khía cạnh quân sự để đánh bại các tay súng thánh chiến trên chiến trường.

Châm ngòi cho khủng bố hơn là ngăn chặn

Khi chính quyền Tổng thống Bush hồi tháng 3-2002 thông báo đã đưa cố vấn quân sự và vũ khí đến Indonesia, Nepal, Jordan, Pakistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Uzbekistan để tiến hành cuộc chiến chống khủng bố, có ý kiến cho rằng người Mỹ chưa nỗ lực đủ để làm giảm bớt những điều kiện kinh tế khắc nghiệt khiến chủ nghĩa quá khích phát triển. Các tổ chức nhân quyền cũng cảnh báo sự đàn áp chính trị mà một số đồng minh của Mỹ thực hiện đang góp phần châm ngòi cho khủng bố hơn là ngăn chặn nó. Thế nhưng, chính quyền Mỹ lúc đó không mấy quan tâm đến sự tương quan giữa nhân quyền, đàn áp chính trị và quá khích nổi dậy - xu thế đang tiếp diễn ngày nay.

Theo website Breit Bart, một cuộc thăm dò mới đây của Công ty Rasmussen rút ra kết luận: “Lúc này, số lượng cử tri nhiều hơn bao giờ hết có suy nghĩ rằng bọn khủng bố đang chiếm ưu thế so với Mỹ và các đồng minh”. Ngay từ sau khi ông Obama tái đắc cử, người dân Mỹ đã giảm bớt niềm tin rằng đất nước của họ chiến thắng trong cuộc chiến chống khủng bố. Tỉ lệ này đã giảm từ 49% còn 44% trong khoảng thời gian từ 1 đến 20-11-2012 và chẳng bao giờ vượt qua mốc 45%.

Nhìn chung, những con số trên có khuynh hướng “đề cao” bọn khủng bố, sự thay đổi lớn này trùng hợp với sự sụp đổ chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama. Đã qua rồi thời công chúng Mỹ tự nguyện chấp nhận nghe câu chuyện kể của Tổng thống Obama về phong trào “Mùa Xuân Ả Rập” là giai đoạn dân chủ nở hoa và IS là mối đe dọa nhất thời. Chiến lược chống IS của ông Obama được đánh giá đang bị sa lầy và có ý kiến cho rằng các bản báo cáo tình hình đã được làm giả để không tạo ra cảm tưởng chiến lược đó đang trở nên tồi tệ hơn. Trong khi đó, nỗi quan ngại về mối đe dọa an ninh từ làn sóng di dân Trung Đông với hàng ngàn người Syria đổ đến Mỹ đang tăng cao.

Thế rồi, những vụ tấn công khủng bố liên hoàn xảy ra ở Paris đêm 13-11, chưa đầy 1 ngày sau khi phương Tây ăn mừng những chiến thắng mang tính biểu tượng đối với IS (tiêu diệt Mohammed Emwazi, tức “John thánh chiến”, và chiến thắng về chiến thuật của người Kurd ở Sinjar-Iraq).

Công bằng mà nói, những thắng lợi kể trên trong cuộc chiến chống IS không chỉ bị làm lu mờ mà còn bị phủ kín hoàn toàn.

Quá nhiều lần người dân Mỹ nghe nói những thời điểm “nhiệm vụ đã hoàn thành” trong cuộc chiến chống chiến binh thánh chiến từ tuyên bố của ông Bush “con” rằng cuộc chiến tranh Iraq đã kết thúc cho đến sự tin tưởng của chính quyền Tổng thống Obama rằng Al-Qaeda và chủ nghĩa thánh chiến đã bị đánh bại qua sự kiện hạ sát Bin Laden. Thế nhưng, sự thật là vị tổng thống Mỹ kế tiếp sẽ đối mặt với nhiệm vụ hết sức nặng nề: Khôi phục lòng tin của người dân Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.

 

Tốn cả máu lẫn tiền

Cuộc chiến chống khủng bố khiến nước Mỹ phải tốn kém không chỉ máu mà cả tiền của. Dự án “Phí tổn chiến tranh” thuộc Trường ĐH Brown đã ước tính các cuộc chiến Mỹ tiến hành ở Iraq, Afghanistan và Pakistan đến hết năm 2014 tốn gần 4.400 tỉ USD. Cũng trong năm 2014, Mỹ đã phân bổ 18% ngân sách liên bang, tức 615 tỉ USD, cho chi tiêu quốc phòng. Theo webiste Breit Bart, khoảng 27% tiền đóng thuế năm 2014 được chi trực tiếp cho quân sự, cộng thêm 18% nữa chi cho các hoạt động quân sự.

 

Kỳ tới: Lòng tin giảm sút

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo