Lương của nhà khoa học cũng được tăng nhiều. Nhiều nhà quan sát nước ngoài nói cuộc cải cách, xóa bỏ chế độ bao cấp đối với một số ngành công nghiệp chế tạo chứng tỏ CHDCND Triều Tiên đang nhích gần tới nền kinh tế thị trường.
Hiện nay giá ngũ cốc và thực phẩm của nhà nước đã tăng lên gần bằng mức giá thị trường tự do. David Morton, đại diện của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) tại Bình Nhưỡng, nói với hãng Reuters: “Những thay đổi diễn ra là rất đáng kể. Ðó là những thay đổi thực sự đầu tiên trong 50 năm qua. Chưa biết nó sẽ diễn ra nhanh hay chậm, nhưng sẽ là một tiến trình lâu dài đầy thử thách”. Ông cho biết các nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên giải thích rằng những thay đổi về giá cả và tiền lương nhằm khuyến khích nông dân và công nhân sản xuất nhiều hơn. Giá cả đã tăng trên cả nước, không chỉ riêng ở Bình Nhưỡng. Một ủy ban đặc biệt đã được thành lập để giám sát tác động của các đợt tăng giá thí điểm để có thể tiến hành điều chỉnh kịp thời. Ngoại trưởng Trung Quốc Ðường Gia Triền vừa qua tới thăm Bình Nhưỡng, nhận xét rằng những cải cách mới chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ, còn quá sớm để nói tới việc áp dụng mô hình cải cách mở cửa của Trung Quốc.
Tạp chí Time viết: “Thực tế, những cải cách và mở cửa hiện nay của CHDCND Triều Tiên là trên cơ sở chương trình đã soạn thảo từ những năm cuối 80 đầu 90 của thế kỷ trước khi Liên Xô ngừng các khoản viện trợ cho một đất nước thiếu nguồn dầu mỏ và lương thực. Tình hình kinh tế khó khăn cùng với thiên tai liên miên giữa những năm 90 khiến CHDCND Triều Tiên đứng trước thực tế ngặt nghèo phải tìm cách từng bước hòa nhập với cộng đồng kinh tế quốc tế.
Ðể mở cửa, CHDCND Triều Tiên đang bước đầu tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh nước ngoài. Những doanh nhân nhiều lần tới Bình Nhưỡng thăm dò tình hình thị trường đều nói rằng chính phủ tại đây đã sửa đổi luật đầu tư và hoan nghênh các đoàn đại biểu thương mại quốc tế tới thăm với hy vọng thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài. Các chuyên gia về chính sách kinh doanh của CHDCND Triều Tiên nói rằng sự quản lý của nhà nước vẫn chặt chẽ nhưng bộ máy hành chính ít cồng kềnh hơn so với Trung Quốc. Một khi một dự án liên doanh được ký thì việc triển khai không gặp nhiều khó khăn như ở các nước đang phát triển khác”. Nhà doanh nghiệp Savage của Singapore tỏ ra hài lòng: “Tôi thấy ở đây mọi thứ rất dễ chịu. Tôi được làm việc với những con người rất thẳng thắn”. Cũng như Savage, nhiều “doanh nhân tiên phong” đã tới làm ăn tại Bình Nhưỡng. Công ty xử lý dữ liệu Thụy Sĩ Datactivity đã mở trung tâm liên doanh nhập liệu tại Bình Nhưỡng từ năm 1997. Công ty Ðiện lực Thụy Sĩ ABB Ltd. cũng đã “có chỗ đứng chân” tại CHDCND Triều Tiên. Một số công ty Hàn Quốc đã xây dựng xí nghiệp liên doanh phần mềm máy điện toán. Ðặc biệt quan hệ buôn bán qua biên giới Trung - Triều đang rất phát đạt. Ngành du lịch bắt đầu phát triển. Chỉ riêng tháng 7 đã có 60.000 du khách nước ngoài tới Bình Nhưỡng xem lễ hội dân gian Arirang.
Về triển vọng của công cuộc cải cách, ông Roger Barret, giám đốc công ty tư vấn kinh doanh Hàn Quốc, nhận xét: “Khác với Trung Quốc mở đầu bằng cải cách nông nghiệp là chính, CHDCND Triều Tiên tập trung trước hết vào hiện đại hóa công nghiệp. Người Bình Nhưỡng nói đường lối chính trị của họ là xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Triều Tiên”.
(*) Xem Báo NLÐ từ số ra ngày 22-8-2002
Hãy là người đầu tiên bình luận bài viết!