xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cửa giữa

MỸ NHUNG

Cư dân vùng Nagorno-Karabakh không lạ gì với bất ổn. Nagorno-Karabakh là đất của Azerbaijan nhưng lại do người Armenia kiểm soát.

Kể từ cuộc đụng độ đẫm máu 1988-1994 làm khoảng 30.000 người thiệt mạng đến nay, hơn 20 năm qua vùng đất này chưa bao giờ bình yên thực sự song giao tranh nổ ra hôm 2-4 nguy hiểm hơn nhiều. Trước khi đạt được lệnh ngừng bắn vào ngày 5-4, bốn ngày nã pháo và rốc-két qua lại đã cướp đi sinh mạng của hàng chục người, theo Reuters.

Ngay khi xung đột bùng lên, Nga nhanh chóng nhận lấy vai trò “nhà hòa giải hàng đầu”. Tổng thống Vladimir Putin điện đàm cho cả người đồng cấp Serzh Sargsyan của Armenia và Ilham Aliyev của Azerbaijan trong khi Thủ tướng Dmitry Medvedev và Ngoại trưởng Sergei Lavrov cấp tập có mặt ở 2 nước.

Sự sốt sắng này không khó hiểu bởi theo cựu Đại sứ Mỹ tại Azerbaijan Matthew Bryza, Moscow muốn nhân cơ hội giành lại ảnh hưởng trong khu vực, vốn hao hụt không ít do sự xâm nhập của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vào vùng Nam Caucasus sau khi Liên Xô sụp đổ.

Binh sĩ gốc Armenia canh gác gần thị trấn Martuni của Nagorno-Karabakh hôm 8-4. Ảnh: Reuters
Binh sĩ gốc Armenia canh gác gần thị trấn Martuni của Nagorno-Karabakh hôm 8-4. Ảnh: Reuters

Khó lòng phủ nhận vai trò vượt trội của Nga, nhất là khi phản ứng của Washington trước vụ việc hiện nay quá mờ nhạt và dè dặt. Theo trang Russia Beyond The Headlines (Nga), Armenia là đồng minh thân cận của Nga. Nước này đã phớt lờ lời mời gọi kiên trì làm “thành viên liên kết” của EU vào năm 2013 để chọn tham gia Liên minh Kinh tế Á - Âu do Nga dẫn đầu một năm sau đó.

Về mặt quân sự, Armenia xem Nga là nhà bảo hộ. Trong mấy năm gần đây, Nga liên tục đưa chiến đấu cơ Mig-29, trực thăng Mi-24 cùng 70 xe tăng, xe bọc thép và pháo đến các căn cứ của mình ở Armenia, bao gồm Gyumri và Erebuni (gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ). Mới tháng 2 qua, Nga cung cấp khoản vay trị giá 200 triệu USD để Armenia mua vũ khí mới.

Các quan chức vùng Nagorno-Karabakh tiết lộ với báo The Daily Beast (Mỹ) rằng cả Armenia lẫn Nagorno- Karabakh đừng mong “sống sót” với Azerbaijan nếu không có Nga hậu thuẫn.

Sau khi các cuộc đàm phán hòa bình mới nhất đổ vỡ vào năm 2009, Baku tuyên bố sẵn sàng lấy lại Nagorno-Karabakh bằng vũ lực, nếu cần thiết. Họ không dọa suông, bởi theo Russia beyond the headlines, nguồn thu ngân sách dồi dào nhờ vào dầu mỏ giúp chi tiêu quân sự của Azerbaijan tăng vọt gần 30 lần, lên mức khoảng 3,6 tỉ USD vào năm ngoái - con số này bằng toàn bộ ngân sách quốc gia của Armenia.

Người biểu tình ủng hộ Azerbaijan bên ngoài đại sứ quán Armenia tại Kiev - Ukraine hôm 8-4. Ảnh: Reuters
Người biểu tình ủng hộ Azerbaijan bên ngoài đại sứ quán Armenia tại Kiev - Ukraine hôm 8-4. Ảnh: Reuters

Kể từ năm 2010, Baku bỏ ra không dưới 4 tỉ USD để mua vũ khí và rất nhiều trong số này do Nga cung cấp. Nhiều nhà phân tích tin rằng Moscow làm vậy để ngăn Baku, vốn giao thương mạnh với EU và hợp tác với NATO, tiến gần phương Tây hơn nữa.

Ngoài lý do quân sự, hàng xuất khẩu của Azerbaijan sang Nga ngày càng nhiều trong khi 2 công ty dầu Rosneft (Nga) và Socar (Azerbaijan) đã bắt tay cùng thăm dò dầu khí từ năm 2014.

Hôm 9-4, Thủ tướng Medvedev tuyên bố Nga sẽ tiếp tục bán vũ khí cho cả Azerbaijan và Armenia. Việc Moscow vừa muốn bảo vệ Armenia vừa không muốn mất Azerbaijan dường như khiến một vài cường quốc trong khu vực khó chịu, điển hình là Thổ Nhĩ Kỳ.

Ankara và Baku đã ký Thỏa thuận Đối tác chiến lược và hỗ trợ song phương, với cam kết ủng hộ nhau “bằng mọi phương tiện có thể” nếu có bên nào bị tấn công. Chính vì vậy, ông Alexander Khramchikhin, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu chính trị và quân sự ở Moscow, nói với trang Breitbart rằng một khi Armenia và Azerbaijan có chiến tranh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lập tức bị lôi vào cuộc.

Chiến sự, nếu xảy ra, sẽ càng phức tạp bởi vị trí địa lý tréo ngoe: Nga giáp Azerbaijan, còn Thổ Nhĩ Kỳ sát Armenia. Đó là chưa kể vũ khí mà Nga bán cho Azerbaijan sẽ được dùng để nã vào đồng minh Armenia cũng như chính Nga.

Bị kéo vào vòng xoáy tiếp theo nhiều khả năng là Iran, Ả Rập Saudi…, cứ thế cho đến khi cả Trung Đông và toàn khu vực Nam, Bắc Caucasus bất ổn. Một kịch bản như vậy không thể thiếu sự tham gia của Mỹ và EU, dù là trực tiếp hay gián tiếp, từ đó biến cuộc chiến Azerbaijan - Armenia thành một trường xung đột lợi ích dữ dội như đang diễn ra ở Syria, theo trang Euractiv.

Tình hình thậm chí có thể khó lường hơn bởi Azerbaijan theo Hồi giáo, còn Ki-tô giáo làm nên bản sắc của Armenia. Chính vì vậy, không nước nào dám liều lĩnh đổ thêm dầu vào lửa ở Nagorno-Karabakh, như Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhấn mạnh: “Không có giải pháp quân sự cho cuộc xung đột này”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo