xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc chiến bị đánh cắp

Mỹ Nhung

Tổ chức Giám sát nhân quyền Syia đối lập cho biết ít nhất 482 người đã thiệt mạng trong cuộc chiến giữa các nhóm nổi dậy từ ngày 3 đến 9-1.

Cảnh “nồi da xáo thịt” đang lan rộng khắp 4 tỉnh phía Bắc Syria - gồm Aleppo, Idlib, Hama và Raqqa - giữa nhóm nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông (ISIL) có liên hệ với Al-Qaeda với Mặt trận Hồi giáo - một liên minh mới trong phe nổi dậy Syria.

Sau khi mở rộng hoạt động từ Iraq sang Syria vào tháng 4 năm ngoái, ISIL ngày càng bành trướng. Đã có dấu hiệu ISIL nhúng tay vào Lebanon sau vụ đánh bom khu vực ngoại ô phía Nam thủ đô Beirut do nhóm Hezbollah kiểm soát gần đây. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cảnh báo: “Chi nhánh của Al-Qaeda đang trở thành nhân tố nguy hiểm nhất trong khu vực”.

 

Các tay súng của nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông (ISIL) diễu hành gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ hôm 2-1 Ảnh: Reuters

Các tay súng của nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận Đông (ISIL)

diễu hành gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ hôm 2-1 Ảnh: Reuters

 

Sự lấn lướt của ISIL khiến các nhóm nổi dậy Syria bản địa nóng mặt. Chưa hết, ISIL bị tố cáo cai trị hà khắc ở những vùng đất họ chiếm đóng, ngoài ra còn bắt cóc hàng chục nhà báo và người nước ngoài. Những ai chống đối đều bị tra tấn, sát hại và chặt đầu.

Tham gia đánh ISIL, ngoài Mặt trận Hồi giáo còn có các lữ đoàn thành viên của tổ chức Quân đội Syria tự do và một nhóm cũng có liên hệ với al-Qaeda khác là Mặt trận al-Nusra. Tuy cùng sử dụng các tay súng nước ngoài song Mặt trận al-Nusra muốn lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, khác với mục tiêu của ISIL là tạo dựng một nhà nước Hồi giáo.

Mặt khác, Mặt trận al-Nusra hợp tác với các nhóm nổi dậy khác nhiều hơn và tránh tối đa việc sa lầy vào tranh giành quyền lực như ISIL. Ngay trong nội bộ ISIL cũng phân hóa. “Những thành viên người Syria bắt đầu bỏ ISIL chạy về các nhóm Hồi giáo đối địch, trong khi nhóm ngoại quốc - bao gồm các chỉ huy - tiếp tục chiến đấu” - nhà hoạt động đối lập Abedelrazzaq Shlas ở Aleppo nói với Reuters.

Nhiều nhà hoạt động gọi cuộc đấu đá này là “cuộc cách mạng thứ hai” và hy vọng cán cân sức mạnh sẽ nghiêng về phe nổi dậy ôn hòa. Nhà hoạt động Mohammed Azzouz ở Raqqa nhận định: “Cuộc chiến này còn quan trọng hơn chống lại chế độ Assad”.

Trong khi đó, nhà hoạt động Abdullah Hasan thất vọng: “Cuộc cách mạng bị chệch hướng rồi. Thay vì tìm kiếm tự do và phẩm giá, giờ đã thành cuộc chiến giáo phái vô nghĩa”. Ông Aymenn Jawad al-Tamimi, chuyên gia tại Diễn đàn Trung Đông (Mỹ), thậm chí còn cho rằng đây có thể là bước ngoặt của cuộc nội chiến Syria.

Tuy Đài BBC nhận định thanh trừng nội bộ phe nổi dậy chưa ảnh hưởng lớn đến toàn cảnh cuộc chiến song hãng tin AP tin rằng quân Chính phủ Syria chắc chắn sẽ hưởng lợi.

Thái độ của Mỹ cũng sẽ bị tác động. Theo truyền thông Israel gần đây, Mỹ đang cân nhắc nối lại viện trợ quân sự phi sát thương cho phe nổi dậy ôn hòa ở Syria trước thềm hội nghị hòa bình quốc tế tại Thụy Sĩ vào ngày 22-1. Tuy nhiên, nhiều người cùng chung suy nghĩ Mỹ và phương Tây sẽ giữ lại ghế cho Tổng thống Assad để tránh cảnh Syria chia năm xẻ bảy trong tay các nhóm nổi dậy hoặc tệ hơn là bị Al-Qaeda thao túng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo