xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Được hòa giải, mất hòa đàm

Phương Võ

Tiến trình hòa bình Trung Đông lại đứng trước thử thách mới sau một diễn biến bất ngờ: Hai phong trào đối địch là Fatah và Hamas đạt thỏa thuận hòa giải hôm 23-4 nhằm thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc do Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đứng đầu trong vòng 5 tuần. Sau đó, cuộc tổng tuyển cử mới sẽ được tổ chức trong vòng 6 tháng.

Fatah và Hamas là 2 tổ chức chính trị lớn nhất Palestine nhưng lại không có chung lập trường trong hàng loạt vấn đề. Bất đồng lên đến đỉnh điểm sau khi Hamas dùng vũ lực chiếm Dải Gaza từ tay chính quyền ông Abbas hồi năm 2007, dẫn đến sự tuyệt giao giữa 2 phong trào.

Cuộc tổng tuyển cử lẽ ra phải xúc tiến 5 năm trước nhưng đến giờ vẫn lận đận, khiến Palestine mất đi tính hợp pháp cần thiết trong quá trình hòa đàm với Israel.

Giới chức Palestine tin rằng việc đoàn kết các phe phái sẽ mang đến cho họ một tiếng nói chung, tính pháp lý thuyết phục hơn và vị thế lớn hơn để tiếp tục cuộc đấu tranh vì nền độc lập riêng của mình. Phía Hamas cũng muốn làm lành với Fatah để rũ bỏ thế bị cô lập sau khi đánh mất sự ủng hộ của Ai Cập, Syria và Iran do hệ quả của sự kiện Mùa xuân Ả Rập.

 

Người dân Palestine ăn mừng tại Gaza sau khi Fatah và Hamas đạt thỏa thuận hòa giải
Ảnh: Reuters

Người dân Palestine ăn mừng tại Gaza sau khi Fatah và Hamas đạt thỏa thuận hòa giải

Ảnh: Reuters

 

Tuy nhiên, ngay cả khi thỏa thuận trên được dựa theo “giải pháp 2 nhà nước và 2 bên công nhận sự tồn tại của nhà nước Israel”, theo lời một quan chức Palestine, thì nó vẫn không thuyết phục được những người hoài nghi.

Không có gì khó hiểu khi Israel chỉ trích ông Abbas đã “chọn Hamas thay vì hòa bình”. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cảnh báo sẽ không có chuyện đàm phán với Palestine nếu Fatah bắt tay Hamas, phong trào lâu nay vẫn đe dọa tiêu diệt nước này và bị phương Tây xem là khủng bố. Trước mắt, Tel Aviv quyết định đình chỉ hòa đàm với Palestine, đồng thời đe dọa tăng cường cấm vận.

Vòng đàm phán Israel - Palestine mới nhất do Mỹ bảo trợ đã bắt đầu từ tháng 7-2013 và dự kiến khép lại vào ngày 29-4 tới mà không có bước đột phá nào. Thỏa thuận hòa giải nói trên càng khiến tương lai vòng đàm phán tiếp theo bị đặt một dấu hỏi to tướng.

Phát biểu từ Hàn Quốc ngày 25-4, Tổng thống Mỹ Barack Obama thừa nhận tạm dừng hòa đàm lúc này là cần thiết bởi theo ông, cả Israel lẫn Palestine đều thiếu thiện chí nhượng bộ. Liên quan tới thỏa thuận giữa Fatah và Hamas, ông Obama khẳng định thành lập một chính phủ hòa giải sau 7 năm chia cắt là một bước đi “không có tác dụng”. Một quan chức Nhà Trắng còn cho biết Mỹ sẽ cân nhắc lại các khoản viện trợ dành cho Palestine.

Dù vậy, thỏa thuận hòa giải nhận được sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc. Có điều, trước khi nghĩ đến chuyện thuyết phục Israel và phương Tây, cả Fatah và Hamas cần chứng tỏ thỏa thuận lần này sẽ được tôn trọng. Hai thỏa thuận tương tự tại Cairo - Ai Cập vào năm 2011 và Doha - Qatar năm 2012 chưa bao giờ được thực thi. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo