xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đường đi 200 tỉ USD của Gaddafi

THẢO HƯƠNG

Tháng 10-2011, sau khi Gaddafi bị bắt sống và bị giết, các tờ báo phương Tây đưa ra một con số hãi hùng: Tài sản của Gaddafi có “hơn 200 tỉ USD”!

Tháng 3-2011, nhật báo Anh Financial Times (có phần hùn vốn của Gaddafi) đưa tin nhà lãnh đạo Libya giấu 6,5 tỉ USD tiền mặt, vàng thỏi trong nước. Tuy nhiên, khi đánh chiếm tổng hành dinh của Gaddafi, quân nổi dậy chẳng tìm thấy két sắt nào trong nhà của Rais (quốc trưởng) hoặc của con cái ông.
 
“Chiến lợi phẩm” đáng giá nhất mà báo chí phương Tây đưa trang nhất  là cuốn album cá nhân dán đầy ảnh bà Condoleezza Rice, cựu ngoại trưởng Mỹ, nghe đâu được nhà lãnh đạo Libya “yêu thầm, nhớ trộm”.
 
Vậy, Gaddafi và vợ con giấu tiền ở đâu? Làm cách nào tìm thấy? Câu trả lời của Jeffrey Robinson, một chuyên gia Mỹ về rửa tiền, là rất khó. Các đầu mối hết sức mơ hồ. Những nơi giữ tiền của Gaddafi rất kín tiếng.
 
img
Gaddafi từng hứa tặng 25 tấn vàng cho nước nào chịu chứa chấp ông. Ảnh: INTERNET

90 tỉ hay 200 tỉ USD ?

Hồi tháng 8 năm ngoái, Robinson ước tính tài sản nổi và chìm của Gaddafi vào khoảng 90 tỉ USD. Con số này lúc đó từng làm 6,5 triệu dân  Libya – trong đó khoảng 1/3 sống trong cảnh nghèo khó - “giận cành hông”.
 
Hai tháng sau, tờ Los Angeles Times dẫn lời một quan chức cao cấp của chính phủ lâm thời Libya, tiết lộ Gaddafi đã lén lút chuyển ra nước ngoài hơn 200 tỉ USD mà ông ta và gia đình đã vơ vét được trong 42 năm cầm quyền. Đó là con số mà một người nghiên cứu tài sản của Gaddafi ở thủ đô Tripoli cho là “không ai thật sự có thể đánh giá hết tầm cỡ của nó”.

Nếu con số đó là chính xác thì ông Gaddafi – người từng tự xưng “vua các vì vua” - là một trong những nhà lãnh đạo quốc gia kỳ dị nhất, tham tàn nhất thế giới, còn hơn cả cựu tổng thống Ferdinand Marcos của Philippines, người mang theo 24 va li vàng ròng năm 1986 khi bị truất phế.

200 tỉ USD là một số tiền khó mà tưởng tượng nhưng vài chục tỉ USD là một con số có thật. Tờ Los Angeles Times cho biết mùa xuân năm ngoái, các quan chức Nhà Trắng đã bị sốc khi phát hiện các tài khoản ngân hàng và các khoản tiền đầu tư của Chính phủ Libya – cũng đồng nghĩa với tài sản của Gaddafi bởi ông này coi tài sản quốc gia là tài sản của gia đình - ở Mỹ lên đến 37 tỉ USD. Phần lớn, số tiền này mới đưa vào Mỹ chừng 4-5 năm nay. Mỹ lập tức phong tỏa tất cả theo lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc để đề phòng Gaddafi và người của ông ta chuyển đi nơi  khác.

Ở châu Âu, chính phủ các nước Anh, Đức, Pháp, Áo và Ý cũng tuyên bố đã phong tỏa tổng cộng hơn 30 tỉ USD tài khoản ngân hàng và vốn đầu tư của Libya dưới dạng cổ đông của ít nhất 2 ngân hàng và các công ty  hàng đầu châu Âu, kể cả của câu lạc bộ bóng đá Juventus của Ý.
 
Hầu hết đều lấy tên các tổ chức và cơ quan chính quyền Libya như Ngân hàng Trung ương Libya, Cơ quan Đầu tư Libya, Ngân hàng Ngoại thương Libya, Công ty Dầu lửa Quốc gia Libya và Tổ hợp Đầu tư châu Phi Libya.
 
img
Ngôi nhà trị giá 15 triệu USD ở London của Saif Gaddafi mua năm 2009. Ảnh: DAILY MAIL

 Zimbabwe, Venezuel hay Dubai?

Theo chuyên gia Robinson, có hai đầu mối mà các nhà điều tra Libya đang hướng tới. Đó là Zimbabwe. Một số vệ sĩ của tổng thống Zimbabwe đã được ông Gaddafi thuê trả lương bằng vàng hoặc tiền  để đánh lại quân nổi dậy. Bản thân Tổng thống Robert Mugabe từng mời Gaddafi qua tị nạn. Gaddafi đã từ chối nhưng có thể đã tẩu tán vàng qua xứ này.

Gaddafi cũng từng được ông Hugo Chavez,  Tổng thống Venezuela, mời qua lánh nạn. Đại tá Gaddafi cũng đã từ khước nhưng có thể  áp dụng chiến thuật “của đi thay người” chuyển qua Venezuela  tiền và hàng tấn thỏi vàng thông qua các công ty bình phong ở Caracas, thủ đô Venezuela.

Chứng minh được giả thuyết trên là rất khó bởi Chính phủ Zimbabwe lẫn Venezuela đều không hợp tác với các nhà điều tra Libya. Ngoài 2 nước này, theo Robinson, tiểu vương quốc Ả Rập Dubai, vốn nổi tiếng là nơi rửa tiền của thế giới Hồi giáo Ả Rập, cũng là một nơi có thể chứa chấp tài sản bất minh của Gaddafi.

Thập kỷ 1990 chứng kiến sự bùng nổ của ngành ngân hàng ở Dubai đồng thời với hiện tượng rửa tiền. Không bao lâu sau,  Dubai nổi tiếng là “Thụy Sĩ  vùng vịnh” . Các ngân hàng ở đây học tập cách giữ tiền của Ngân hàng Thụy Sĩ theo kiểu “không biết, không thấy tiền bẩn”.

Tại sân bay quốc tế Sharjah nằm cách thủ đô Dubai chừng 14 km từng xảy ra một tai nạn hy hữu. Một chiếc máy bay Nga chở hàng ngàn bó tiền mệnh giá 100 USD đâm đầu xuống đất gần sân bay, những tờ giấy xanh bay tung tóe qua cửa sổ. Sau này có tin đó là tiền bẩn chở qua Dubai để rửa thành tiền sạch.

Đài BBC từng đưa tin đại tá Gaddafi hứa tặng 25 tấn vàng cho bất cứ nước nào bảo đảm mạng sống ông. Lúc đó, ông ta đang thất thế hoàn toàn, cái đầu ông được treo giá 2 triệu USD và việc đưa ông ta ra khỏi Libya bằng máy bay là không thể.  Theo Robinson, Saif Gaddafi, con trai ông, có khả năng đã chuyển tiền của qua Dubai mà không sợ bị Liên Hiệp Quốc phong tỏa.

Kỳ tới: Ben Ali bay  với 1,5 tấn vàng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo