xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đường về còn xa

Hoàng Phương

Thái Lan đang phập phồng chờ đến “trận chiến quyết định” mà phe biểu tình chống chính phủ tuyên bố sẽ diễn ra vào ngày 9-12 tới. Rõ ràng, hiện thực u ám này là điềm báo không mấy tốt lành cho cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra: đường về còn mờ mịt lắm!

Rời khỏi đất nước để tránh án tù vì tội tham nhũng năm 2008, ông Thaksin không hề che giấu mong muốn hồi hương một ngày nào đó. Tưởng như ước mơ đã gần hơn bao giờ hết vào vài tháng trước khi chính phủ của bà Yingluck Shinawatra, em gái ông Thaksin, bước vào năm cầm quyền thứ 3 khá suôn sẻ.

Dù vậy, bước đi sai lầm về dự luật ân xá làm cơ hội của ông Thaksin leo lét như đèn trước gió. Ngay cả khi dự luật đã bị khai tử, nó vẫn là cái cớ cho những người chống đối - bao gồm phe bảo hoàng, tầng lớp trung lưu, chính khách đối lập... - châm ngòi cho cuộc chiến đường phố lớn nhất 3 năm qua để nhổ rễ “chế độ Thaksin”!

Sai lầm nói trên có thể xuất phát từ việc ông Thaksin nghĩ rằng thời cơ đã chín muồi. Bà Yingluck đang từng bước hồi phục Thái Lan sau thảm họa lũ lụt tồi tệ nhất 50 năm qua bằng việc đạt tốc độ tăng trưởng 6,5% vào năm 2012. Chính sách giảm thuế cho người mua nhà và mua xe lần đầu của chính phủ lấy lòng được tầng lớp trung lưu. Còn chính sách trợ giá nông nghiệp giúp chính phủ củng cố sự ủng hộ tại nông thôn, nơi vẫn đang hưởng lợi từ chương trình chăm sóc y tế gần như miễn phí và các khoản vay ưu đãi từ thời ông Thaksin.

img
Người biểu tình vẫy cờ nước khi tiến vào trụ sở cảnh sát Bangkok (MPB) ngày 3-12 Ảnh: REUTERS

Ông Pavin Chachavalpongpun, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Kyoto (Nhật Bản), nhận định: “Thaksin muốn thăm dò đường về thông qua dự luật ân xá. Thế nhưng, nó lại trở thành cơ hội để những người chống đối loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của ông ta”.

Làn sóng biểu tình chống chính phủ một lần nữa phơi bày sự chia rẽ sâu sắc trong lòng chính trị, xã hội Thái Lan. Vẫn là cuộc đối đầu gay gắt giữa người dân nông thôn với tầng lớp trung lưu thành thị nhưng trên một bình diện mới. Sử gia nổi tiếng Thái Lan Nidhi Eoseewong nói: “Cục diện chính trị Thái Lan không còn liên quan đến Thaksin hay mâu thuẫn nội bộ trong tầng lớp ưu tú nữa. Nguyên nhân thực sự nằm ở những biến đổi kinh tế - xã hội lớn trong 20 năm qua”. Theo ông Nidhi, hàng triệu nông dân Thái Lan đã gia nhập tầng lớp trung lưu. Họ đòi hỏi quyền được lên tiếng, được hưởng ưu đãi của chính phủ trong khi tầng lớp trung lưu cũ không chấp nhận. Cuộc biểu tình những ngày qua là minh chứng cho việc tầng lớp cầm quyền cũ cảm thấy bị uy hiếp trước sức mạnh của người dân nông thôn.

Bất kể nguyên nhân là gì thì trước mắt, chính trường Thái Lan vẫn một màu bế tắc. Ngay cả khi bà Yingluck chịu từ chức và giải tán chính phủ thì với sự ủng hộ có được, Đảng Pheu Thai vẫn dễ dàng quay lại cầm quyền. Lúc đó, không có gì bảo đảm phe áo vàng lại không xuống đường. Còn nếu làn sóng biểu tình hiện nay lật đổ được chính phủ và thay bằng cái gọi là “hội đồng nhân dân”, phe áo đỏ ủng hộ ông Thaksin chắc chắn sẽ không ngồi yên.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo