Tên của dự án đầy tham vọng này là "Con đường tơ lụa mới", với mục tiêu giao dịch thương mại với 68 quốc gia khác. Chính quyền Bắc Kinh cũng bắt đầu bán vũ khí cho các nước Đông Nam Á nằm trên tuyến đường này.
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI, trụ sở ở Thụy Điển), Trung Quốc đã bán vũ khí cho ít nhất 7 nước Đông Nam Á kể từ năm 2006, thu về hơn nửa tỉ USD. Ngoài tiền bạc, các thương vụ còn củng cố quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, nơi Mỹ bán vũ khí cho một số nước như Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan…
Trung Quốc đang tích cực bán vũ khí cho các nước Đông Nam Á Ảnh: USNI
Trung Quốc có đủ sức mạnh quân sự để không cần quan tâm đến viễn cảnh bị phản đòn bằng chính những vũ khí mình bán dù Bắc Kinh và một số quốc gia láng giềng đang có tranh chấp chủ quyền.
Dù vậy, một số nước vẫn có lý do để băn khoăn về lực lượng vũ trang Trung Quốc, hoặc ngược lại. Chẳng hạn, Indonesia đặt mua tên lửa chống hạm C-802, tên lửa đất đối không di động và radar tìm kiếm trên không của Trung Quốc trong giai đoạn 2005-2009.
Với việc Indonesia tăng cường đẩy lui tàu Trung Quốc khỏi khu vực quanh quần đảo Natuna, Jakarta có thể sử dụng các loại vũ khí đó để chống lại chính Bắc Kinh.
Điều này cũng tương tự với Malaysia, quốc gia đang hợp tác đóng 4 tàu tuần duyên với Trung Quốc. Người Malaysia mệt mỏi khi phải đối phó tàu Trung Quốc ngoài khơi đảo Borneo. Thật mỉa mai nếu một tàu đóng tại Trung Quốc một ngày nào đó truy đuổi tàu tuần duyên Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế 370 km của Malaysia ở biển Đông.
Một số nước như Campuchia và Lào mua phần cứng quân sự của Trung Quốc, như máy bay vận tải, chỉ đơn giản là để tăng cường quan hệ thương mại. Trong khi đó, Philippines được cho là đang xem xét mua vũ khí của Trung Quốc với khoản vay trị giá 500 triệu USD từ Bắc Kinh. Manila muốn hiện đại hóa quân đội. Dù đã nối lại quan hệ hữu nghị vào năm ngoái, Trung Quốc và Philippines vẫn còn mối vướng mắc về chủ quyền ở biển Đông.
Bình luận (0)