xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kẻ thảm sát Na Uy diễn lại cảnh giết người trên đảo

Thu Hằng (Theo BBC)

(NLĐO)- Tay súng Na Uy Anders Behring Breivik đã được cảnh sát đưa trở lại hòn đảo Utoeya hôm 14-8 để tái hiện vụ thảm sát khiến 69 người thiệt mạng hồi tháng trước.

Breivik, mặc áo chống đạn và bị cột bằng dây thừng, bị áp giải tới nơi từng xảy ra vụ thảm sát. Cảnh sát sau đó cho biết Breivik diễn lại cảnh giết người hết sức lạnh lùng,  không hề tỏ ra hối hận về tội ác của mình.
img
Tái hiện lại cảnh thảm sát
 
Tay súng 32 tuổi này đã thực hiện hai vụ tấn công liên tiếp gây chấn động Na Uy hôm 22-7 khiến 77 người chết, trong đó có vụ đánh bom trước đó ở trung tâm thủ đô Oslo làm 8 người thiệt mạng.

Phần tử cực đoan cánh hữu này thừa nhận đã thực hiện các vụ giết người nhưng không cho rằng mình có tội.

BBC dẫn lời công tố viên Na Uy Paal-Fredrik Hjort Kraby cho biết Breivik đã tái hiện chi tiết các vụ giết người trong thời gian 8 tiếng trên đảo.

“Breivik đã bị thẩm vấn trong gần 50 giờ trước khi được đưa tới đảo. Anh ta vẫn bình tĩnh, kể lại chi tiết với cảnh sát và ngay cả khi trên đảo anh ta vẫn tỏ ra lạnh lùng”, ông Kraby nói.

“Những giả định của chúng tôi đã đúng, việc trở lại đảo đã đánh thức trí nhớ của nghi phạm, những giải thích của y đã mở ra nhiều chi tiết mới”.

Ông Hjort Kraby cho biết thêm rằng một số nạn nhân đã chết đuối trong lúc trốn chạy. Cảnh tái hiện trên đảo đã cho cảnh sát cái nhìn toàn diện hơn về những tình tiết xảy ra trên đảo hôm đó, nhưng vẫn còn một số nghi vấn cần làm rõ.

Cảnh sát đã ghi hình buổi dựng lại hiện trường vụ thảm sát để làm bằng chứng.
 
img
Kẻ thảm sát không hề tỏ ra hối hận vì tội ác của mình

Tờ Verdens Gang đăng các bức ảnh dựng lại vụ thảm sát, cho biết Breivik đã được đưa tới đảo Utoeya lúc khoảng 2 giờ chiều hôm 13-8 giờ địa phương, có các trực thăng cảnh sát bay phía trên.

Breivik lên đảo trên chính chiếc phà y đã đi vào ngày xảy ra thảm sát.

Một số bức ảnh cho thấy Breivik đứng tại điểm nổ súng, diễn tả lại cảnh y chĩa súng về phía mặt nước.
 
Luật sư của Breivik, ông Geir Lippestad, cho biết thân chủ của ông tin rằng vụ thảm sát là cần thiết để cứu Na Uy và Châu Âu khỏi sự di cư của người Hồi giáo. Luật sư cũng nói thân chủ của ông có thể bị bệnh tâm thần.

Vụ thảm sát ngày 22-7 đã khiến Na Uy và cả thế giới chấn động. Hôm 12-8, Chính phủ Na Uy đã thành lập một đơn vị độc lập mang tên Ủy ban 22-7 để điều tra về vụ tấn công,  trong đó có việc điều tra liệu cảnh sát có phản ứng quá chậm trong vụ xả súng trên đảo Utoeya hay không.

Cùng ngày, luật sư của Breivik tiết lộ rằng thân chủ của ông cho biết đã gọi cho cảnh sát 10 lần trong suốt vụ thảm sát để thách thức và thông báo về hành động của mình nhưng 8 lần gọi không có ai trả lời.

Hiện cảnh sát chưa đưa ra bình luận gì về chi tiết này.
 
Cảnh sát Na Uy bắt oan 1 thanh niên 17 tuổi
 
Sau khi may mắn sống sót từ vụ thảm sát trên đảo Utoeya, dường như ác mộng vẫn chưa chấm dứt với cậu thanh niên 17 tuổi Anzor Djoukaev vì cậu  bị cảnh sát bắt giữ do tưởng nhầm là đồng phạm của sát thủ Anders Behring Breivik.

Nhật báo Verdens Gang của Na Uy hôm 12-8 tiết lộ Anzor Djoukaev cũng từng trải qua những thời khắc rùng rợn ở Chechnya. Và có lẽ chính vì vậy chàng thanh niên này tỏ ra không mấy hoảng sợ khi chứng kiến cuộc thảm sát trên đảo, khiến cảnh sát nghi ngờ cậu là tòng phạm.

Khi Djoukaev bị giữ tại nhà tù thủ đô Oslo suốt 17 giờ đồng hồ tại buồng giam kế với kẻ giết người máu lạnh Breivik, gia đình cậu cứ đinh ninh rằngcon trai của họ đã chết trong vụ xả súng trên đảo Utoyea.

Verdens Gang dẫn lời Djoukaev nói: “Tôi cho rằng chẳng có lý gì lại cho tôi đồng phạm ".
 
Cảnh sát đã xác nhận với Verdens Gang rằng họ đã bắt một thanh niên vì nghi ngờ cậu là đồng phạm của Breivik vì cậu này không thể chứng minh được nhân thân và đặc biệt là cậu này không hề có phản ứng sợ hãi hay than khóc giống như các nạn nhân sống sót khác.
 
Cảnh sát trưởng Oslo, Johan Fredriksen cho biết: “Lúc bấy giờ, chúng tôi đã lo ngại tình huống một kẻ sát nhân bỏ vũ khí và trà trộn vào đám đông với những người sống sót".
 
Trong khi đó Djoukaev giải thích cậu không bộc lộ nhiều cảm xúc trước cảnh bắn giết vì cậu cũng từng có những trải nghiệm tương tự khi còn là một đứa trẻ ở Chechnya.
 
Djoukaev nhớ lại: “Khi còn nhỏ, tôi từng phải sống trong một ngôi nhà đầy xác chết, và chứng kiến nhiều cảnh còn kinh hoàng hơn nhiều. Những trải nghiệm đó khiến tôi xơ cứng, chai sạn và không còn cảm giác với những chuyện tương tự”.
 
Khi được thả trưa hôm 23-7, Djoukaev cuối cùng cũng mượn được 1 chiếc điện thoại và gọi cho gia đình. Lúc đó, anh trai và các bạn của Djoukaev đang miệt mài tìm kiếm cậu tại các bệnh viện trong thành phố.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo