xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kinh tế châu Á chưa khởi sắc

Xuân Mai

Quỹ Tiền tệ quốc tế hồi tháng 5 dự báo kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm nay, đóng góp khoảng 70% vào tăng trưởng toàn cầu

Hoạt động sản xuất tại châu Á trong tháng 6 sụt giảm giữa lúc Trung Quốc mất đà tăng trưởng và tình trạng kinh tế các nước phát triển phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng của các nhà xuất khẩu trong khu vực.

Theo khảo sát được Caixin/S&P Global công bố ngày 3-7, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tại Trung Quốc giảm từ 50,9 trong tháng 5 còn 50,5 trong tháng 6. PMI trên 50 cho thấy sự mở rộng của hoạt động sản xuất và dưới 50 cho thấy sự thu hẹp. Trước đó vài ngày, dữ liệu từ Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc cho thấy PMI tăng từ 48,8 trong tháng 5 lên mức 49 trong tháng 6.

Để đưa ra kết quả trên, theo đài CNBC, Caixin/S&P đã khảo sát 650 công ty tư nhân và doanh nghiệp nhà nước có định hướng xuất khẩu nhiều hơn và nằm tại các vùng ven biển của Trung Quốc. Trong khi đó, PMI chính thức dựa trên khảo sát 3.200 công ty trên khắp Trung Quốc.

Số liệu từ 2 cuộc khảo sát này càng củng cố nhận định nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã mất đà tăng trưởng trong quý II/2023.

Nhà kinh tế cấp cao Wang Zhe tại Công ty Caixin Insight Group (Trung Quốc) nhận định: "Một loạt dữ liệu kinh tế gần đây cho thấy sự phục hồi của Trung Quốc vẫn chưa ổn định do nhiều vấn đề nổi cộm, như thiếu động lực tăng trưởng nội tại, nhu cầu yếu và triển vọng ảm đạm".

Kinh tế châu Á chưa khởi sắc - Ảnh 1.

Một nhà máy ôtô tại tỉnh Tochigi - Nhật BảnẢnh: Reuters

Trong khi đó, theo cuộc khảo sát mới nhất về PMI ở Nhật Bản, các đơn đặt hàng mới từ nước ngoài đã giảm trong tháng 6 với tốc độ nhanh nhất trong 4 tháng qua, qua đó cho thấy nhu cầu suy giảm từ Trung Quốc.

Còn tại Hàn Quốc, PMI giảm từ 48,4 hồi tháng 5 còn 47,8 trong tháng 6. Đây là tháng thứ 12 liên tiếp con số này sụt giảm do nhu cầu yếu ở cả châu Á và châu Âu. Kết quả khảo sát cũng cho thấy PMI ở một số nền kinh tế châu Á khác cũng sụt giảm trong tháng rồi, trong đó có Malaysia.

Các kết quả trên cho thấy sự phục hồi yếu hơn dự kiến của Trung Quốc thời hậu dịch COVID-19 đã tác động lên thị trường châu Á. Ngoài ra, các nhà sản xuất trong khu vực còn phải chuẩn bị đối phó tác động từ những đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của Mỹ và châu Âu.

Tuy nhiên, vẫn có một số điểm sáng được ghi nhận. Chẳng hạn tại Ấn Độ, ngành công nghiệp sản xuất trong tháng 6 mở rộng nhanh nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ.

Cùng với đó, một cuộc khảo sát của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho thấy tâm lý kinh doanh trong nước được cải thiện trong quý II/2023 khi chi phí nguyên liệu thô đạt đỉnh và việc dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát đại dịch đã thúc đẩy tiêu dùng. Đây cũng được xem là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang trên đà phục hồi ổn định.

Theo Reuters, kinh tế châu Á hiện phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh của kinh tế Trung Quốc vốn phục hồi mạnh mẽ trong quý I/2023 nhưng sau đó không tăng trưởng được như kỳ vọng.

Trong khi đó, số phận của kinh tế châu Á sẽ có tác động lớn đến phần còn lại của thế giới. Quỹ Tiền tệ quốc tế hồi tháng 5 dự báo kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm nay sau khi tăng 3,8% vào năm 2022, đóng góp khoảng 70% vào tăng trưởng toàn cầu. 

Bộ trưởng Tài chính Mỹ sắp thăm Trung Quốc

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 6-7 trong chuyến đi nhằm giúp ổn định hơn mối quan hệ song phương đang căng thẳng. Bộ Tài chính Mỹ cho biết bà Yellen dự định thảo luận với giới chức Trung Quốc mối quan hệ song phương, những lĩnh vực quan tâm và các thách thức toàn cầu. Bà Yellen là người từ lâu đã kêu gọi hợp tác với Trung Quốc về các vấn đề toàn cầu, từ xóa giảm nợ cho đến biến đổi khí hậu.

Chuyến đi diễn ra vào thời điểm hai nước đang nối lại trao đổi, tiếp xúc sau vụ khinh khí cầu Trung Quốc bị bắn hạ ngoài khơi bang Nam Carolina - Mỹ hồi tháng 2. Hai nước này cũng đang đối mặt không ít thách thức đe dọa phục hồi kinh tế toàn cầu. Tờ South China Morning Post gọi chuyến thăm kéo dài 4 ngày của bà Yellen là dấu hiệu cho thấy Mỹ và Trung Quốc sẵn sàng ngồi lại thảo luận về các vấn đề kinh tế, tài chính quan trọng đối với cả hai nước cũng như nền kinh tế thế giới.

Trong bài phát biểu hồi tháng 4, bà Yellen cho biết Mỹ tìm kiếm mối quan hệ kinh tế lành mạnh với Trung Quốc, theo đó thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới cùng có lợi, đồng thời mở rộng cơ hội kinh tế cho người lao động và doanh nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, bà Yellen cũng tuyên bố sẽ bảo đảm lợi ích an ninh quốc gia và lợi ích của đồng minh.

Một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ ngày 2-7 cho biết bà Yellen dự kiến phản đối lệnh cấm gần đây của Trung Quốc nhắm vào Micron Technology - nhà sản xuất chip có trụ sở tại Mỹ. Mặc dù hai bên còn không ít bất đồng, bà Yellen sẽ tìm cách phát đi thông điệp, theo đó các hành động của Mỹ không nhằm chia tách hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, bà cũng bày tỏ quan điểm rằng cạnh tranh lành mạnh có thể mang lại lợi ích cho cả Mỹ và Trung Quốc.

Anh Thư

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo