xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mộng bành trướng của tướng lĩnh Trung Quốc

H.Bình (The Wall Street Journal)

(NLĐO) – Vài năm trở lại đây, Trung Quốc theo đuổi một chính sách ngoại giao hung hăng hơn trước, thể hiện sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng phát triển của Bắc Kinh. Chính sách trên, theo các chuyên gia, chịu ảnh hưởng quá lớn của quân đội nước này.

Ông Willy Lam, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc thuộc trường đại học Akita - Nhật và trường đại học Hồng Kông, nhận xét trên The Wall Street Journal hồi đầu tháng 7: “Yếu tố then chốt khiến chính sách đối ngoại Trung Quốc mấy năm gần đây mang tính gây hấn hơn hẳn là do ảnh hưởng chưa từng có của các tướng lĩnh quân đội”.
 
Ảnh hưởng chưa từng có của quân đội
 
Theo các nhà phân tích, tuy giới lãnh đạo dân sự Trung Quốc vẫn kiểm soát quân sự, nhưng với nền kinh tế đang phát triển chậm lại, sẽ khó mà kiểm soát được chủ nghĩa dân tộc.
    
img
Ông William Lam (Ảnh: RTHK)
 
Trước đây, khi trả lời phỏng vấn của tờ The Wall Street Journal tháng 10-2010, giáo sư Sở Thụ Long thuộc đại học Thanh Hoa nhận định “quân đội Trung Quốc quá mạnh mẽ trong việc ra quyết định, đặc biệt là về chính sách đối ngoại”. 
 
Một vài tháng sau đó, giáo sư Vương Tập Tư thuộc trường đại học Bắc Kinh cho rằng những bình luận của giới tướng lĩnh “thiếu thận trọng, được phát ngôn mà không có ủy quyền chính thức, tạo ra rất nhiều nhầm lẫn”. Giáo sư Vương Tập Tư cũng chỉ trích những tuyên bố xác định biển Đông là “lợi ích cốt lõi” hay quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng sử dụng biện pháp quân sự để chống lại cái gọi là “những thách thức chủ quyền” của Trung Quốc trên biển Đông.
 
Tướng lĩnh Trung Quốc không muốn "náu mình"
 
Trên lý thuyết, các quan chức đảng và chính phủ Trung Quốc vẫn duy trì chính sách đối ngoại nổi tiếng của nhà lãnh đạo  Đặng Tiểu Bình thời kỳ đầu những năm 1990 là "ẩn mình đợi thời cơ". Thế nhưng, ngày càng nhiều học giả và cố vấn quân sự của Bắc Kinh cho rằng do vị thế tương lai của Trung Quốc và sự quyết liệt trong cuộc cạnh tranh với Mỹ và các đồng minh châu Á, phương pháp “ẩn mình” không còn phù hợp. 
 
Tân Hoa Xã dẫn lời lý thuyết gia quân sự nổi tiếng Dương Nghi cho biết: “Khi bất kỳ nước nào xâm phạm an ninh và lợi ích của chúng ta, chúng ta phải kiên quyết tự vệ. Các biện pháp phản công cần nhanh gọn, tiết kiệm và hiệu quả, tránh sự mơ hồ, nhập nhằng để chuốc lấy những kết quả không mong muốn”. 
 
Cùng chung suy nghĩ đó, tờ Hoàn cầu Thời báo đăng bài xã luận nói rằng để bảo vệ lợi ích đất nước, “Trung Quốc phải dám bảo vệ các nguyên tắc của mình và có can đảm đối phó với nhiều quốc gia cùng một lúc”.  
 
img
Sĩ quan Trung Quốc thăm hỏi binh sĩ trong một đợt tập luyện ở Tajikistan hồi tháng 6 (Ảnh: AP)
 
Hàn Húc Đông, giáo sư thuộc Đại học Quốc phòng của quân đội Trung Quốc (PLA) còn đi xa hơn. Ông này kêu gọi Bắc Kinh thực hiện một chính sách bành trướng về quân sự, địa chính trị và kinh tế. Hàn Húc Đông nhận định: “Chỉ khi chúng ta đập tan tư tưởng không bành trướng, Trung Quốc mới có thể tăng tốc độ phát triển từ một cường quốc khu vực tới một đế chế toàn cầu”.
 
Từ giữa năm 2011, các học giả như giáo sư Vương Tập Tư và Sở Thụ Long cũng không dám “chọi” với giới học giả quân đội. Trương Triệu Trung, vị thiếu tướng thường bình luận các vấn đề biển Đông, gần đây đã công kích, chỉ trích gay gắt những học giả như ông Sở và ông Vương. “Trung Quốc có nhiều hơn một triệu kẻ phản bội, trong đó có một số học giả được Mỹ đào tạo. Họ đọc sách Mỹ, chấp nhận lý tưởng của Mỹ và đang giúp Mỹ để đánh lừa người Trung Quốc” - Trương Triệu Trung phát biểu.
 
Hưởng lợi từ mâu thuẫn nội bộ
 
Theo ông Willy Lam, giới tướng lĩnh Trung Quốc đạt được ảnh hưởng lớn trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, nhất là vấn đề biển Đông, là vì mâu thuẫn nội tại ngày càng tăng trong nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc trước đại hội Đảng lần thứ 18.
 
Giới tướng lĩnh Trung Quốc luôn được đảm bảo 20% số ghế của Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như vị trí thành viên Bộ Chính trị và Thường vụ Bộ Chính trị. Cơ quan quyết định mọi chính sách, chiến lược của quân đội Trung Quốc chính là Quân ủy trung ương. Dự kiến trong khóa 18 tới đây, ông Tập Cận Bình sẽ tiếp quản vị trí Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước và theo lẽ thông thường kiêm nhiệm ghế Chủ tịch Quân ủy trung ương.
 
Theo nguồn tin của The Wall Street Journal, ông Hồ Cẩm Đào muốn tiếp tục đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Quân ủy trung ương ít nhất 2 năm nữa. Chính vì vậy, để tranh thủ sự ủng hộ tối đa của giới tướng lĩnh quân đội, ông Tập Cận Bình sẵn sàng "bật đèn xanh" cho giới tướng lĩnh có tiếng nói lớn hơn trong chính sách đối ngoại.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo