xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ chia rẽ vì vụ Assange

Hoàng Phương

Một quan chức Bộ Tư pháp Thụy Điển khẳng định nước này sẽ không dẫn độ ông Julian Assange sang Mỹ nếu ông ta đối mặt với án tử hình ở đó

Các nguồn tin của chính phủ Mỹ và các nước châu Âu hôm 22-8 cho hãng tin Reuters biết Washington vẫn chưa đưa ra bất kỳ cáo buộc hình sự nào nhằm vào ông Julian Assange, nhà sáng lập website WikiLeaks, đồng thời không có bất kỳ nỗ lực nào nhằm tìm kiếm sự dẫn độ ông ta sang nước này.

Buộc tội hay không buộc tội?

Thông tin trên trái ngược với những cáo buộc mà ông Assange đưa ra, theo đó Washington đang âm mưu dẫn độ và xử tử ông ta. Ngoài ra, các nguồn tin trên nói thêm rằng giới chức Mỹ vẫn đang chia rẽ về vấn đề truy tố ông Assange và khả năng ông ta bị đưa ra xét xử ở nước này đang giảm chứ không tăng.

Trước đó, chính quyền của Tổng thống Barack Obama khẳng định số phận ông Assange nằm trong tay các nước Anh, Thụy Điển và Ecuador. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland vào đầu tuần này nhận định những tuyên bố mới đây của ông Assange là một nỗ lực nhằm làm chệch hướng sự chú ý đối với vấn đề thật sự mà ông ta đang gặp phải, đó là đến Thụy Điển để đối mặt với công lý vì những hành vi không liên quan gì đến WikiLeaks.

img
Ông Julian Assange xuất hiện trên ban công Đại sứ quán Ecuador ở London (Anh) hôm 19-8. Ảnh: Reuters
 
Một số quan chức Mỹ lâu nay vẫn phản đối việc buộc tội ông Assange vì 2 lý do. Thứ nhất, ông ta nhận được sự bảo vệ của Hiến pháp Mỹ cũng như bất kỳ phóng viên nào khác đối với quyền tự do báo chí. Thứ hai, những cáo buộc nhằm vào ông Assange, nếu có, sẽ bị lợi dụng để mô tả nhà sáng lập WikiLeaks như là một "người tử vì đạo" trong lúc cổ xúy cho tự do ngôn luận và chống Mỹ.
 
Dù vậy, ông P.J. Crowley, người tiền nhiệm của bà Nuland, cho rằng bằng cách chạy vào Đại sứ quán Ecuador ở Anh để ẩn náu và đòi hỏi Mỹ chấm dứt "cuộc săn phù thủy" nhằm vào WikiLeaks, ông Assange đã khiến Washington gặp nhiều khó khăn hơn trong việc từ bỏ cuộc điều tra nhằm vào Assange và WikiLeaks, nhất là trong mùa bầu cử tổng thống Mỹ.

Thụy Điển trấn an

Trong lúc này, tranh cãi xung quanh vấn đề ông Assange vẫn tiếp tục diễn ra khi Tổng thống Ecuador Rafael Correa lên tiếng mỉa mai "thành tựu" dẫn độ của nước Anh. Theo ông Correa, London không có quyền lên lớp người khác về số phận của ông Assange sau khi nước này từ chối dẫn độ nhà cựu độc tài Chile Augusto Pinochet sang Tây Ban Nha hơn 10 năm trước để đối mặt với những cáo buộc tra tấn và giết người. Bên cạnh đó, kênh truyền hình Russia Today (Nga) dẫn lời Ngoại trưởng Ecuador Ricardo Pinto cho biết nước này không sợ sự trả thù của Mỹ khi cho ông Assange tị nạn.

Trong một động thái nhằm xoa dịu tranh cãi xung quanh vụ việc ông Assange, một quan chức Bộ Tư pháp Thụy Điển khẳng định nước này sẽ không dẫn độ ông Assange sang Mỹ nếu ông ta đối mặt với án tử hình ở đó.
 
Trả lời phỏng vấn báo Đức Frankfurter Rundschau, bà Cecilia Riddselius, Phó Giám đốc Cục Hình sự và Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Tư pháp Thụy Điển, cho biết sẽ có những điều kiện chặt chẽ nhằm bảo đảm "tù nhân sẽ không bị hành quyết trong bất kỳ trường hợp nào" nếu ông Assange bị dẫn độ đến Mỹ. Bà nói thêm rằng Thụy Điển cho đến giờ vẫn chưa nhận được yêu cầu dẫn độ nào từ phía Mỹ.
 
Thông tin trên đã được Ngoại trưởng Úc Bob Carr xác nhận hôm 22-8. Phát biểu với báo Australian Financial Review, ông Carr cho biết: "Chúng tôi đang tìm kiếm các bảo đảm từ phía Thụy Điển rằng tiến trình pháp lý sẽ diễn ra công bằng. Phía Thụy Điển nói họ không dẫn độ những ai có nguy cơ đối mặt án tử hình hoặc ra tòa án quân sự".
 

Người dẫn chương trình phát thanh xúc phạm mẹ Assange

Ông John-Michael Howson, người dẫn chương trình phát thanh trên đài 3AW ở Úc, đã bị đình chỉ công tác 4 tuần sau khi ông này đã dùng khẩu hiệu của phe phát xít Đức để nói về mẹ của ông Assange. Theo báo Herald Sun, vụ việc xảy ra khi bà Christine Assange hủy bỏ một cuộc phỏng vấn qua điện thoại đã định trước với ông Howson vào sáng 19-8 kèm theo lời chỉ trích ông ta "hành xử như một con heo" sau khi lắng nghe cách phát thanh viên này đối xử với vị khách mời trước mình. Điều này khiến ông Howson không còn giữ được bình tĩnh và hét lên: "Sieg Heil! Sieg Heil! Sieg Heil!" (khẩu hiệu hô hào chiến thắng mà phát xít Đức từng sử dụng).

Lý giải về hành động của mình, Howson cho biết rằng ông chỉ muốn ví bà Christine với ví dụ nổi tiếng nhất về việc che đậy thông tin sau khi bà từ chối nói chuyện về con trai mình. Dù vậy, ông Howson đã lên tiếng xin lỗi vì phản ứng gây tranh cãi của mình.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo