xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mỹ thừa nhận nguy hiểm từ Triều Tiên

CAO TUẤN

Bình Nhưỡng được tin là đang dồn sức chế tạo một trái bom nguyên tử nhỏ vừa đủ để đặt vào một tên lửa tầm xa

Bình Nhưỡng hôm thứ ba vừa rồi thông báo sẽ khởi động lại lò phản ứng plutonium đã đóng cửa vào năm 2007. Ngay hôm sau, một viện nghiên cứu của Mỹ cho biết hình ảnh vệ tinh cho thấy công việc xây dựng cần cho việc tái khởi động đã bắt đầu.

Sau khi kế hoạch tấn công hạt nhân được phê chuẩn, thông báo quân sự của Triều Tiên nêu rõ quân đội đã được phép đánh trả “sự xâm lược” của Mỹ bằng những vũ khí mạnh mẽ, thích hợp, kể cả vũ khí hạt nhân. “Chúng tôi chính thức thông báo với Nhà Trắng và Lầu Năm Góc biết rằng chính sách thù địch leo thang chưa từng có của Mỹ đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và mối đe dọa hạt nhân liều lĩnh của họ sẽ bị đập tan bởi ý chí mạnh mẽ của quân dân Triều Tiên cùng các phương tiện hạt nhân nhỏ hơn, nhẹ hơn và đa dạng hơn”..., một người phát ngôn không nêu tên của quân đội Triều Tiên nói trong một tuyên bố được truyền thông nhà nước đăng tải. Người phát ngôn này còn nhận định rằng “Mỹ đã có sự cân nhắc kỹ hơn về tình hình nghiêm trọng hiện nay”.

Nhận định của phía Triều Tiên phản ánh một phần sự thật. Lầu Năm Góc thông báo sẽ triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa ở đảo Guam trên Thái Bình Dương để tăng cường bảo vệ phần lãnh thổ này trước một cuộc tấn công có thể xảy ra.

img
Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã chuyển 1 tên lửa tầm trung đến bờ Đông.
Trong ảnh: Tên  lửa tầm trung của Triều Tiên. Ảnh: AP

Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cho hãng tin AP biết Washington đang làm tất cả những gì có thể để xoa dịu tình hình. Ý kiến này của ông Hagel cũng là ý kiến của Ngoại trưởng John Kerry một ngày trước đó. “Triều Tiên có năng lực hạt nhân và khả năng phóng tên lửa. Một số việc họ đã làm trong vài tuần qua bộc lộ mối nguy hiểm thực sự và rõ ràng, đặt lợi ích các đồng minh của chúng ta vào thế cần được bảo vệ, gần nhất là Hàn Quốc và Nhật Bản; đồng thời những lời dọa dẫm mà Triều Tiên nhắm trực tiếp vào Mỹ liên quan đến căn cứ của chúng ta ở Guam, cũng là mối đe dọa đối với Hawaii và Bờ Tây nước Mỹ” - ông Hagel nói.

Không quá lo lắng, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố quân đội sẵn sàng xử trí mọi động thái khiêu khích từ phía Triều Tiên. Wee Yong-sub, người phát ngôn của bộ này, nói với báo giới: “Có thể nói chúng tôi không gặp bất cứ vấn đề gì trong việc quản lý khủng hoảng”.

Bình Nhưỡng được tin là đang dồn sức chế tạo một trái bom nguyên tử nhỏ vừa đủ để đặt vào một tên lửa tầm xa. Nhưng nhà khoa học hạt nhân Siegfried Hecker, một thành viên cao cấp của Trung tâm An ninh và Hợp tác Quốc tế tại Đại học Stanford (Mỹ), tỏ ý nghi ngờ: “Tôi không tin Triều Tiên có khả năng tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân được gắn vào tên lửa và thậm chí họ vẫn chưa đủ khả năng làm điều đó trong nhiều năm tới”. Ông đặt dấu hỏi cả với mục đích sử dụng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên: “Cứ giả định là Bình Nhưỡng có đủ các phương tiện kỹ thuật nhưng tại sao lại muốn tấn công hạt nhân khi họ hoàn toàn hiểu rằng bất cứ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nào đều dẫn đến một cuộc đáp trả mang tính hủy diệt của đối phương và đặt dấu chấm hết đối với chế độ?”.

Cùng hướng suy nghĩ đó, một quan chức chính phủ cao cấp ở Seoul nói ông chưa rõ tiến bộ hạt nhân của Triều Tiên đạt đến mức nào nhưng ông lưu ý rằng hậu quả từ bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào nhắm vào Seoul hoặc xa hơn cũng là hậu quả mà Bình Nhưỡng sẽ phải nhận lãnh, vậy nên khó có thể hình dung một cuộc tấn công như vậy xảy ra.

Ông Hecker đánh giá Triều Tiên có đủ plutonium để sản xuất vài ba quả bom hạt nhân dạng thô và thông báo về việc tái khởi động lò phản ứng plutonium của Triều Tiên mới đây là chỉ dấu cho thấy Bình Nhưỡng dự định sản xuất nhiều hơn loại nguyên liệu dùng cho vũ khí hạt nhân.

Các nhà phân tích cho rằng những lời đe dọa của Triều Tiên, mà mới nhất là tuyên bố thông qua kế hoạch tấn công hạt nhân, khởi động lại lò phản ứng plutonium và chuyển tên lửa tầm trung đến Bờ Đông, nằm trong nỗ lực tìm kiếm các chính sách mềm dẻo hơn từ phía Hàn Quốc, giành phần thắng trong các cuộc thương thảo với Washington và tạo cho hình ảnh nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un thêm vững chắc.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo