xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nạn làm tranh giả hoành hành ở Nga

Đỗ Chuyên (Theo Washington Post)

Sự đua tranh sưu tập tranh phong cảnh của các danh họa Tây Âu thế kỷ 19 làm bùng phát nạn sao chép và buôn bán tranh giả ở nước Nga

Trong những năm gần đây, kinh tế thị trường phát triển, tầng lớp nhà giàu ở nước Nga sản sinh những nhà sưu tập tranh cổ đua nhau săn lùng những tác phẩm hội họa quý của các danh họa Nga và châu Âu thế kỷ 19. Tình hình này đẩy thị trường mỹ thuật Nga phát triển mạnh chưa từng có.

Vladimir Petrov, Giám đốc gallery tranh Tretyakov ở Moscow, một cửa hàng của nhà nước, cho biết những người sao chép tranh đã sưu tầm ít nhất 120 bức tranh của những họa sĩ vẽ tranh phong cảnh ở Tây Âu hồi thế kỷ 19 tại các cửa hàng bán đấu giá ở Đan Mạch, Đức, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Phần Lan và Hà Lan với giá 1.000 - 20.000 USD/bức. Sau đó họ sao chép lại, thêm bớt một số chi tiết, ký tên các họa sĩ tên tuổi của Nga cùng thời với các họa sĩ bị sao chép, để bán với giá từ 125.000 USD đến 1 triệu USD, coi như tranh cổ của mỹ thuật Nga! Ông Petrov đã phát hiện 20 bức tranh giả trên thị trường tranh trong 3 năm qua. Ông nói: “Dường như có nhiều nhóm tập hợp những thợ vẽ có tay nghề cao để sao chép tranh. Họ là những chuyên gia về mỹ thuật Nga, chỉ cần thêm vài chi tiết Nga hoặc xóa đi đôi chút chi tiết Tây và thay chữ ký tác giả là có bức tranh giả giống như thật. Sự sao chép điêu luyện của họ thật đáng nể”. Điển hình của “thành tích” mua tranh sao chép là thương gia Valeri Uszhin, chủ cửa hàng bán ô tô ở Moscow. Ông kể: “Khoảng 2 năm trước, tôi nghĩ mình có tiền nên quyết định sưu tập tranh của mỹ thuật Nga”. Cứ vài tuần ông Uszhin lại mua một bức tranh. Tháng 3-2003 ông mua tại một cửa hàng tranh ở St. Petersburg bức tranh Ngày hè của Alexander Kiselev, họa sĩ bậc thầy về tranh phong cảnh Nga ở thế kỷ 19 với giá 145.000 USD. Có thêm bức tranh này, phòng khách của ông ở Moscow đã treo 30 bức tranh mỹ thuật thế kỷ 19 với tổng giá trị 5 triệu USD. Nhưng chỉ vài tháng sau, các chuyên gia mỹ thuật đã phát hiện bức tranh Ngày hè là sao chép có thay đổi vài chi tiết về cỏ cây ven đường từ tác phẩm Đường rừng tới nhà một nông dân của họa sĩ Đan Mạch Janus La Cour vẽ năm 1883. Các nhà điều tra đã xác định 14 tháng trước khi ông Uszhin mua, bức tranh đã được ai đó mua với giá 2.000 USD tại một cửa hàng bán đấu giá ở Copenhagen.

Biết được chuyện sao chép này, ông Sebastian Hauge Lerche, Giám đốc Hội Các nhà bán đấu giá Bruun Rasmussen ở Copenhagen, tỏ ý buồn: “Chúng tôi coi họa sĩ La Cour là di sản văn hóa Đan Mạch và thật đáng trách khi người ta đã tàn phá các bức tranh của họa sĩ để kiếm tiền”. Hiện nay những người sao chép tranh cũng làm giả các tranh của nhiều họa sĩ Nga như Ivan Shikhkin, Vasily Polenov, Feodor Vasiliyev, Vladimir Orlovsky.

Là một chuyên gia về mỹ thuật Nga thế kỷ 19, ông V. Petrov đã sử dụng các cuốn catalogue bán đấu giá để so sánh những bức tranh thật bán ở châu Âu với những bức tranh sao chép bán ở Moscow để giúp cơ quan chức năng truy tìm thủ phạm sao chép. Ông Petrov đã và đang điều tra 100 bức tranh tình nghi đã bán ở nước Nga nhưng chưa xác định được những tranh gốc ở Tây Âu. Moscow là thị trường tranh thế kỷ 19 bán chạy nhất. Các nhà bán đấu giá Christie’s và Sotheby’s có mức doanh thu bán tranh ở London năm sau tăng gấp đôi năm trước. Trong năm 2005, họ đã bán được khoảng 60 triệu USD các tác phẩm mỹ thuật của Nga, trong đó một nửa đã quay trở lại nước Nga.

Bà Anna Kiseleva, chuyên gia giám định tranh cổ, thừa nhận: “Trình độ sao chép, làm giả cao và chuyên nghiệp đến mức ngay cả các chuyên gia chúng tôi dù rất thạo nghề cũng khó biết tranh nào là giả”.

Vợ chồng nhà buôn tranh Igor Preobrazhensky ở St. Petersburg bán nhiều tranh sao chép của họa sĩ Nga bị bắt hồi tháng 10-2005 là trường hợp duy nhất cho đến nay trong cuộc đấu tranh chống nạn sao chép làm tranh giả. Cuộc đấu tranh thật không đơn giản. Giám đốc Gallery Tretyakov ở Moscow, V. Petrov, chuyên gia phát hiện tranh giả, đi đâu cũng có hai vệ sĩ bảo vệ vì như ông nói: “Tôi thường xuyên bị đe dọa sinh mạng do việc làm đúng đắn của mình”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo