xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nga diễn tập tên lửa

Tường Minh

Các cuộc diễn tập tên lửa chiến lược làm nổi bật lực lượng hạt nhân quy mô lớn của Moscow được xây dựng dưới thời Tổng thống Vladimir Putin

Các lực lượng chiến lược Nga đã tiến hành một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn đáng kinh ngạc hôm 30-10, phóng đi 4 tên lửa hạt nhân và tất cả được theo dõi chặt chẽ bởi các cơ quan tình báo Mỹ.

Cuộc tập trận bắt đầu khoảng 9 giờ sáng (giờ địa phương), bao gồm vụ phóng thử nghiệm 2 tên lửa đạn đạo liên lục địa từ đất liền (ICBMs) và 2 tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBMs).

Báo Mỹ The Washington Free Beacon dẫn lời các quan chức ẩn danh cho biết các vụ bắn thử là không bình thường vì số tên lửa được bắn đi cùng một lúc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexandra F. Bell xác nhận có các vụ thử và nói việc bắn tên lửa tầm xa “được tiến hành phù hợp với nguyên tắc của Hiệp ước START mới”.
img
Tên lửa SS-18 của Nga Ảnh: AP

Tại Lầu Năm Góc, người phát ngôn Cynthia O. Smith nói: “Trong vụ thử tên lửa chiến lược mới đây của Nga, Mỹ đã nhận được sự thông báo hợp quy tắc trước khi phóng”. Các giới chức khác nói những vụ thử đã được thông báo trước với chính phủ Mỹ theo tinh thần một hiệp định Mỹ - Nga ký năm 1988. Thỏa thuận yêu cầu thông báo cho Trung tâm Giảm nhẹ nguy cơ hạt nhân, do Lầu Năm Góc điều hành, về những vụ phóng sắp xảy ra trong vòng 4 ngày trước khi phóng.

Mark Schneider, một chuyên gia kiểm soát vũ khí, nói rằng các báo cáo của Nga về những cuộc tập trận mô tả việc phóng thử nghiệm như là “sự diễn tập hạt nhân có yếu tố của một cuộc chiến hạt nhân”. Các cuộc diễn tập cũng có mặt Tổng thống Nga Vladimir Putin với tư cách là người chỉ huy.

Schneider, một nhà phân tích chính sách tại Học viện Quốc gia về chính sách công, cho biết cuộc diễn tập chiến lược tương tự cuối cùng của Nga đã diễn ra 2 tuần trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, được mô tả là lần đầu tiên đích thân ông Putin kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc và quản lý tự động phục vụ các lực lượng hạt nhân.

“Tôi nghĩ các cuộc diễn tập rất quan trọng và nó chỉ ra sự cần thiết duy trì bộ ba uy lực gồm các tên lửa, tàu ngầm và máy bay ném bom” - Schneider nói. Một người phát ngôn của Điện Kremlin ở Moscow cho biết việc “kiểm tra bất ngờ” các lực lượng hạt nhân, vũ khí phòng thủ không gian, hải quân và hàng không chiến lược đã được chính tổng tư lệnh Vladimir Putin ra lệnh. Ông Dmitri Peskov, người phát ngôn, được các cơ quan truyền thông Nga dẫn lời nói rằng “các tên lửa đạn đạo đã được phóng đi; lực lượng phòng không và hệ thống phòng thủ tên lửa đã được sử dụng. Mọi việc đã diễn ra như mong đợi. Tất cả các mục tiêu đã bị đánh trúng”.

Các cuộc diễn tập tên lửa chiến lược làm nổi bật lực lượng hạt nhân quy mô lớn của Moscow được xây dựng dưới thời Tổng thống Putin. Nga đang phát triển một số tên lửa mới, kể cả một loại vũ khí mà các cơ quan tình báo Mỹ đánh giá là tên lửa hạt nhân tầm trung trá hình, có tên gọi RS-26, được phát triển và thử nghiệm đi ngược với Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân tầm trung năm 1987.

Chính phủ Nga đã bác bỏ nhận xét về RS-26 của phía Mỹ.

Tổng thống Putin có ảnh hưởng nhất thế giới

“Soán ngôi” Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin được tạp chí Forbes bình chọn là nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2013.

Tạp chí Forbes chọn ra 72 người “ảnh hưởng nhất” trên tổng số dân thế giới 7,2 tỉ người, tức theo tỉ lệ 1/100 triệu. Bốn tiêu chí xếp hạng gồm: họ có ảnh hưởng đối với bao nhiêu người; họ quản lý bao nhiêu tiền; họ có ảnh hưởng trên bao nhiêu lĩnh vực; họ chủ động sử dụng quyền lực đó để gây ảnh hưởng và thay đổi thế giới như thế nào.

Năm ngoái, ông Obama đứng đầu bảng xếp hạng này và ông Putin xếp thứ ba. Năm nay, ông Putin vượt lên là nhờ chiến thắng về chính sách đối ngoại liên quan tới việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria. Forbes nhận định: “Bất kỳ ai theo dõi ván cờ Syria năm nay và vụ rò rỉ thông tin của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) đều thấy rõ có sự thay đổi trong quyền lực cá nhân”.

Thêm vào đó, theo giới chuyên gia Mỹ, nhà lãnh đạo Nga đã đạt được kết quả tốt hơn trong việc củng cố hoạt động của chính phủ trong khi người đồng cấp phía Mỹ vừa trải qua “đống lộn xộn chính phủ phải đóng cửa”.

Ngay sau khi Forbes công bố bảng xếp hạng, báo Global Post của Mỹ bình luận ông Putin được lợi thế nhờ những tiêu chí xếp hạng của Forbes nhưng nước Nga không thể che lấp vị thế yếu đối với các vấn đề quốc tế hay nền kinh tế èo uột với nhiều vấn đề xã hội.

Xếp sau ông Putin trong tốp 10 lần lượt là Tổng thống Obama, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Giáo hoàng Francis, Thủ tướng Đức Angela Merkel, tỉ phú Bill Gates, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernanke, Quốc vương Ả Rập Saudi Abdullah Bin Abdul Aziz Al Saud, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi và giám đốc điều hành Wal-Mart Michael Duke.
Mỹ Nhung
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo