xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhật, Ấn dè chừng Trung Quốc

LỤC SAN

Chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe phát đi hàng loạt tín hiệu đến nhiều quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc

Khi kinh tế được đặt làm nền tảng cho mối quan hệ đối tác, Nhật Bản và Ấn Độ đang sẵn sàng chuyển mối quan hệ song phương lên một mức độ mới.

Chuyến thăm Ấn Độ lần thứ hai của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe diễn ra trong 3 ngày, bắt đầu từ 25-1, sẽ tăng cường mối quan hệ chính trị và thương mại đang tiến triển giữa 2 quốc gia trong khi họ siết chặt tay nhau chống lại Trung Quốc.

Báo The Times of India khẳng định chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Abe gửi đi một loạt tín hiệu mới đến nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc. Trong khi đó, diễn biến chuyến thăm chắc chắn sẽ được Bắc Kinh theo dõi sát sao bởi Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh cãi gay gắt vấn đề chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku tại biển Hoa Đông.

 

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo năm 2013Ảnh: PTI

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo năm 2013

Ảnh: PTI

 

Nhật Bản, nhất là Thủ tướng Abe, từ lâu muốn tăng cường hợp tác với Ấn Độ để trở thành đối trọng trước một Trung Quốc đang trỗi dậy ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Bên cạnh đó, sự hiện diện của ông Abe tại cuộc diễu binh nhân ngày Quốc khánh Ấn Độ (26-1) là tín hiệu cho thấy nước Nhật theo chủ nghĩa hòa bình có thể thoải mái trước bất kỳ sự biểu dương sức mạnh quân sự nào.

Các vị khách dự khán cuộc diễu hành nói trên của Ấn Độ trong các năm gần đây là: Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak (năm 2010), Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono (2011) và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra (2012).

Đó là dấu hiệu cho thấy Ấn Độ đang thật sự lôi kéo các nước trong khu vực vốn lâu nay được xem là sân sau của Trung Quốc và nâng cấp mối quan hệ với họ.

Giống như Nhật Bản, Ấn Độ cũng có một loạt bất đồng với Trung Quốc, nhất là vấn đề tranh chấp biên giới. Ấn Độ và Trung Quốc đã từng giao tranh trong cuộc chiến biên giới vào năm 1962. Căng thẳng giữa hai bên đã gia tăng vào tháng 4-2013 khi Ấn Độ cáo buộc binh sĩ Trung Quốc tràn vào vùng lãnh thổ gần Ladakh ở dãy núi Himalaya.

Cuộc họp cấp cao giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Thủ tướng Manmohan Singh diễn ra ngày 25-1 (giờ địa phương) là một truyền thống trong suốt một thập kỷ qua và là dấu hiệu của mối quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu Ấn - Nhật.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin, hai bên dự kiến đánh giá lại tất cả khía cạnh trong mối quan hệ song phương, đồng thời thảo  luận những vấn đề quan tâm trong khu vực. Những vấn đề liên quan đến Trung Quốc chắc chắn là nội dung không thể thiếu trong cuộc hội đàm giữa 2 nhà lãnh đạo này.

Bên cạnh đó, theo đài CNN, Thủ tướng Abe và Thủ tướng Singh dự kiến bàn về vấn đề đầu tư và hỗ trợ cho dự án hành lang công nghiệp Delhi - Mumbai cũng như các dự án hạ tầng khác nữa, chẳng hạn như hệ thống xe điện ngầm Mumbai. Ngoài ra, Nhật Bản còn nhiệt tình trong việc chào bán thủy phi cơ tìm kiếm và cứu nạn ShinMaywa US-2 độc đáo cho lực lượng phòng vệ Ấn Độ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo