xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhật Bản gặp khó với kế hoạch ở Fukushima

ANH THƯ

Hàn Quốc kêu gọi Nhật Bản thông tin mọi việc một cách minh bạch và có trách nhiệm trong suốt 30 năm sắp tới của tiến trình xả nước

Nhật Bản bắt đầu xả nước thải đã qua xử lý phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 (tại thị trấn Okuma, tỉnh Fukushima), vốn bị phá hủy trong thảm họa sóng thần - động đất năm 2011, ra Thái Bình Dương vào lúc 13 giờ 3 phút ngày 24-8 (giờ địa phương).

Trung Quốc phản đối gay gắt nhất bằng cách đình chỉ toàn diện việc nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản. Theo Hải quan Trung Quốc, quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 24-8 nhằm ngăn chặn rủi ro ô nhiễm phóng xạ và bảo đảm an toàn thực phẩm. 

Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc cũng cho biết họ sẽ tăng cường giám sát bức xạ ở các vùng biển của quốc gia và theo dõi mọi tác động liên quan, theo hãng tin Bloomberg

Trước đó, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thực phẩm từ 10 quận xung quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) trong tuần này cũng công bố lệnh cấm tương tự.

Nhật Bản gặp khó với kế hoạch ở Fukushima - Ảnh 1.

Hình ảnh từ trên không cho thấy nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 bắt đầu xả nước phóng xạ đã qua xử lý ra Thái Bình Dương hôm 24-8 Ảnh: KYODO

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng phía Nhật Bản "không nên gây tổn hại thứ cấp cho người dân địa phương và thậm chí cả người dân thế giới". 

Đáp lại, chính phủ Nhật Bản đã nhiều lần tuyên bố việc xả nước sẽ đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và đây là hành động tương đối phổ biến trong lĩnh vực hạt nhân. Kế hoạch này được khởi động sau khi một cuộc đánh giá kéo dài 2 năm của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho thấy chiến lược của Nhật Bản sẽ không có tác động đáng kể đến con người và môi trường. 

Kế hoạch xả nước được IAEA "bật đèn xanh" vào tháng 7 năm nay. Chính quyền Tokyo chỉ trích những bình luận từ phía Trung Quốc là "tuyên bố vô căn cứ về mặt khoa học".

Tại Hàn Quốc, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo nhận định điều quan trọng là liệu Nhật Bản có tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn khoa học và cung cấp thông tin minh bạch như đã hứa với cộng đồng quốc tế hay không. 

"Hôm nay, chính phủ chúng tôi mong đợi và kêu gọi chính phủ Nhật Bản thông tin mọi việc một cách minh bạch và có trách nhiệm trong suốt 30 năm sắp tới của tiến trình xả nước" - ông Han nhấn mạnh. 

Chính phủ Hàn Quốc ủng hộ kế hoạch của Nhật Bản nhưng vẫn còn một bộ phận người dân nước này lo ngại. Để trấn an công chúng, hiện Hàn Quốc vẫn duy trì lệnh cấm nhập khẩu thủy sản và thực phẩm từ Fukushima.

Nhật Bản gặp khó với kế hoạch ở Fukushima - Ảnh 2.

Người biểu tình giương cao biểu ngữ "Không có nước nhiễm phóng xạ ra biển" trước trụ sở của Tepco ở Tokyo - Nhật Bản hôm 24-8 - Ảnh: REUTERS

Trong khi đó Thủ tướng quần đảo Cook Mark Brown, người đồng thời là Chủ tịch khối đảo Thái Bình Dương, cho biết: "Tôi tin rằng việc xả thải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế"; nhưng cũng cho rằng khu vực của mình có thể không thống nhất về vấn đề phức tạp này. Theo ông, đây là một tình huống đòi hỏi sự đánh giá khắt khe về mặt khoa học.

Các nhóm đánh cá Nhật Bản, vốn bị tổn hại nhiều năm do sự lo ngại về phóng xạ, từ lâu cũng phản đối kế hoạch xả nước. 

Trung Quốc đại lục hiện là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Nhật Bản với kim ngạch lên đến 600 triệu USD vào năm 2022 trong khi đứng thứ 2 là đặc khu Hồng Kông. Trong năm 2022, lượng thủy sản mà Trung Quốc nhập từ Nhật Bản chiếm 42% tổng lượng thủy sản xuất khẩu cùng năm của Nhật Bản. 

Chính vì vậy, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura khẳng định với các phóng viên hôm 24-8 rằng chính phủ sẽ đặc biệt yêu cầu Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản. 

Kéo dài 30 năm

Công ty Điện lực Tokyo (Tepco), đơn vị quản lý nhà máy Fukushima số 1, cho biết nước thải đã qua xử lý phóng xạ sẽ được giải phóng theo từng phần nhỏ và được kiểm tra thêm.

Đợt xả đầu tiên giải phóng 7.800 m3 nước - tương đương lượng nước trong 3 hồ bơi chuẩn Olympic - trong khoảng 17 ngày.

Kết quả kiểm tra của Tepco công bố hôm 24-8 cho thấy lượng nước này chứa 63 becquerel tritium mỗi lít (becquerel là đơn vị đo cường độ phóng xạ), thấp hơn nhiều so với giới hạn phóng xạ mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho phép đối với nước uống (không quá 10.000 becquerel mỗi lít). IAEA cũng xác nhận nồng độ phóng xạ thấp hơn nhiều so với giới hạn trong một phân tích độc lập.

Bộ Môi trường Nhật Bản cam kết sẽ giám sát quanh khu vực xả nước và công bố kết quả hàng tuần. Tổng cộng 1,3 triệu tấn nước thải sẽ được xả trong khoảng 30 năm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo