xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhật Bản mở cửa xuất khẩu quốc phòng

H.Bình (Theo Reuters, Defense News)

(NLĐO) – Nhật Bản bắt đầu đàm phán với các nhà sản xuất trực thăng hàng đầu thế giới về một hợp đồng ước tính trị giá 2 tỉ USD để sản xuất máy bay vận tải cho quân đội và xuất khẩu ra nước ngoài.

Một nguồn tin cho biết dự án có tên UH-X, sẽ thay thế khoảng 150 chiếc trực thăng trong phi đội già cỗi Huey chuyên vận chuyển binh lính của Nhật Bản. Hai tháng nay, chính phủ Nhật Bản đã gửi thông tin mời thầu và hy vọng đẩy nhanh giai đoạn tiếp theo sau khi các công ty đấu thầu đề xuất chi tiết cũng như giá cả.

Hãng tin Reuters ngày 11-6 cho biết các công ty đang tham gia dự án là Airbus, Bell và AugustaWestland. Trong khi Airbus đề xuất một thiết kế mới, Bell lại đưa ra mẫu máy bay dựa trên trực thăng tiện ích Bell 412 đang được quân đội nhiều nước sử dụng. Công ty AugustaWestland gợi ý mẫu trực thăng AW169 hai động cơ, 10 chỗ ngồi, dự kiến hợp tác với một nhà thầu quốc phòng Nhật Bản để lắp ráp máy bay rồi xuất khẩu sang các nước.

Bằng cách tạo ra một thị trường bên ngoài cho dự án UH-X, các nhà chức trách Nhật Bản hy vọng chi phí cung cấp trực thăng cho Lực lượng Tự vệ (SDF) giảm đi đáng kể, đồng thời không bị bỏ lại phía sau trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường quân sự. Trong vòng 20 năm tính đến năm 2012, Nhật Bản là nước có chi tiêu quân sự đứng thứ 6 thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc đã nhảy từ thứ 7 lên thứ 2, chỉ sau Mỹ.

http://www.bloomberg.com/image/ikQMI6Y0Ns0M.jpg
Các chuyên gia cho rằng cần cải thiện các mối quan hệ khắp thế giới để chống lại sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Ảnh: BLOOMBERG

Động thái mới nhất này diễn ra sau khi chính phủ Nhật Bản nới lỏng chính sách cấm xuất khẩu vũ khí và công nghệ quân sự (còn gọi là “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”) đầu tháng 4. Theo Giám đốc Bộ phận chính sách kiểm soát xuất khẩu an ninh thuộc Bộ thương mại Nhật Jun Kazeki, sự cần thiết của việc tham gia vào các chương trình quốc tế đã hối thúc Tokyo cải cách luật xuất khẩu quốc phòng. Quan chức này cho rằng Nhật Bản “quyết định hợp tác với chương trình máy bay chiến đấu F-35 nhưng cần các biệp pháp nới lỏng hơn nữa vì vấn đề chuyển giao cho bên thứ 3”.

Các chuyên gia hoài nghi về khả năng phát triển nhanh chóng của lĩnh vực quốc phòng vì chi phí nhân công cao tại Nhật Bản. Có một sự thực tế rằng phần lớn công nghệ quốc phòng của nước này do Mỹ cấp phép. Không chỉ vậy, tất thảy đều xuất phát từ một nhân tố nữa. Đó là sự cần thiết nhằm cải thiện các mối quan hệ khắp thế giới để chống lại sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Hồi đầu tháng, công ty kiểm toán Deloitte công bố về khuynh hướng chi tiêu quốc phòng toàn cầu, trong đó nêu bật sự gia tăng chi tiêu quốc phòng tại Trung Quốc và Nga. Riêng trường hợp của Trung Quốc, báo cáo dự báo khoản chi tiêu này thậm chí còn có thể tăng mạnh trong tương lai gần. Tuy nhiên, theo ông Jun Kazeki, một ưu tiên của Nhật trong việc mở cửa xuất khẩu quốc phòng là ngăn các sản phẩm rơi vào tay của Trung Quốc.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo