Trước ủy ban đặc biệt về luật an ninh quốc gia của hạ viện hôm 10-7, ông Nakatani nói: “Trung Quốc có thể dùng cơ sở này làm nơi hoạt động cho trực thăng hoặc máy bay không người lái dùng để do thám. Ngoài ra, có khả năng Bắc Kinh lập hệ thống radar trên đó”.
Đầu tuần này, chính phủ Nhật xác nhận Trung Quốc bắt đầu xây cơ sở khai thác khí từ năm 2013 ở phần biển nằm giữa vùng đặc quyền kinh tế của 2 nước trên biển Hoa Đông. Theo đài NHK, Tokyo từng nhiều lần phản đối hoạt động trên của Bắc Kinh.
Liên quan đến vụ Philippines kiện Trung Quốc về các yêu sách vô lý trên biển Đông, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu Manila chuẩn bị cho vòng điều trần thứ hai vào ngày 13-7 nhằm “làm rõ hơn các vấn đề”. Phát biểu trước báo giới Philippines, đại sứ Trung Quốc tại nước này là ông Triệu Giám Hoa phủ nhận thông tin Bắc Kinh muốn Manila ngừng vụ kiện như một “điều kiện tiên quyết” cho các cuộc đàm phán song phương về vấn đề biển Đông.
Trong khi đó, Indonesia đang lên kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự mới ở phía Nam biển Đông để bảo vệ chủ quyền trước yêu sách lãnh thổ phi lý của Trung Quốc. Theo báo Jakarta Post ngày 10-7, Bộ Quốc phòng và Ủy ban Kế hoạch Phát triển quốc gia Indonesia đã tổ chức họp để thảo luận về địa điểm đặt căn cứ, trong số xem xét các địa điểm ở tỉnh Tây Kalimantan, quần đảo Natuna, quần đảo Riau và tỉnh Bắc Kalimantan.
Bình luận (0)