xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhức nhối nạn gian lận thi cử ở Trung Quốc

Văn Quyên (theo SCMP)

Bắt đầu bằng việc thi hộ tại trường đại học, gian lận thi cử ngày càng trở thành căn bệnh nhức nhối ở Trung Quốc

Hiểu Lưu cực kỳ căng thẳng lúc đứng xếp hàng trước khi bước vào kỳ thi tiếng Anh cao đẳng 4 (CET-4) hồi đầu năm 2005, kỳ thi mà bất kỳ sinh viên nào cũng phải vượt qua trước khi được cấp bằng. Nhưng Lưu lo lắng không phải vì kỳ thi khó. Anh chàng sinh viên năm cuối này - đã vượt qua kỳ thi CET- 4 cách đây 2 năm - đang thi hộ cho một người bạn. Liu sợ là vì anh không biết là chứng minh nhân dân giả của mình liệu có qua mắt được các giám thị phòng thi hay không.

Ở Trung Quốc, những người như Lưu được gọi là “cường thủ”, tức là tay lính đánh thuê. Những người này có thể đáp ứng bất kỳ cuộc thi nào, từ kỳ thi TOEFL, IELTS, GRE và thậm chí tham dự vào các kỳ thi công chức và kiểm toán viên. Khi các kỳ thi đến gần, vương vãi khắp các trường trên cả nước là những tờ bướm quảng cáo cần “cương thủ”, chúng thậm chí xuất hiện trong cả các nhà vệ sinh. Trên một tờ quảng cáo viết tay dán trên tường của Đại học Công nghệ thông tin Trung Quốc, người ta đọc được nội dung như sau: “Tôi đang rất cần người giúp đỡ vượt qua kỳ thi TOEFL. Nếu tôi đậu, tôi sẵn lòng trả công hậu hĩ”. Tờ giấy cũng kèm theo số điện thoại di động (ĐTDĐ) để liên lạc, nhưng không có tên.

Khi trò tuyển người thi hộ này bị cán bộ, lãnh đạo các trường nghiêm cấm, Internet và ĐTDĐ trở thành công cụ chính để trao đổi về những hợp đồng thi hộ. Châu Lệ, một sinh viên năm cuối Khoa Anh văn tại Trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh, cho biết: “Rất nhiều người trở thành “cương thủ” vì họ nghĩ đó là cách kiếm tiền dễ dàng”. Là người giỏi tiếng Anh, cô Lệ đã được nhiều bạn cùng lớp nhờ thi hộ các bài kiểm tra tiếng Anh và vài người trong số này đã trả công cho cô đến 1.000 nhân dân tệ (1,8 triệu đồng).

Năm ngoái, hơn 100 học sinh bị bắt quả tang tại kỳ thi trung học phổ thông khi sử dụng ĐTDĐ nhận các câu trả lời qua tin nhắn, chiếm 40% số vụ gian lận bị phát hiện. Theo sinh viên Lưu, ngày nay đa số các sinh viên không còn sợ các kỳ thi nữa bởi vì vào các đêm trước cuộc thi, thay vì nghiên cứu bài vở lần chót thì họ chỉ cần đánh dấu các tài liệu vào chiếc ĐTDĐ.

Không chỉ có các tay thi hộ đơn lẻ, thị trường thi hộ cũng xuất hiện các công ty thi hộ chuyên nghiệp như Công ty Thi hộ Toàn cầu, với lời quảng cáo cung cấp bài giải cho 23 cuộc thi trong nước và ngoại ngữ. Website của công ty này cung cấp các số điện thoại có thể liên lạc 24/24 giờ và hứa trả lời các yêu cầu thi hộ trong vòng 24 giờ. Dĩ nhiên, phí trả cho các dịch vụ của công ty này không hề rẻ. Để trả cho một người thi hộ kỳ thi TOEFL hôm 13-1 vừa qua, khách hàng phải trả cho công ty 12.000 tệ, gần bằng lương bình quân trong một năm của người lao động thành thị. Còn đối với kỳ thi như CET-4, kỳ thi bắt buộc đối với 6 triệu sinh viên không chuyên tiếng Anh, công ty này đưa ra 3 giá: thi hộ 2.000 tệ; cung cấp bài giải trước 4.000 tệ; 1.200 tệ cho dịch vụ cung cấp bài giải trong kỳ thi thông qua các thiết bị di động không dây của công ty. Website của công ty này miêu tả các thiết bị không dây của họ được nhập khẩu, nhận tín hiệu lời giải thông qua vệ tinh và có kích thước nhỏ như ngón tay!

Để ngăn chặn tình trạng gian lận thi cử đang có chiều hướng leo thang, Bộ Giáo dục Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp mạnh, như cách ly người ra đề thi trước 24 giờ, sử dụng thiết bị phát hiện tín hiệu ĐTDĐ. Thiết bị bằng bạc, được xem là “chó phát hiện ĐTDĐ”, có thể phát hiện tín hiệu ĐTDĐ trong bán kính 15 m, lần đầu tiên được sử dụng trong kỳ thi tuyển sinh đại học ngày 16-10 năm ngoái. Tuy nhiên, “Chó phát hiện ĐTDĐ” không thể bắt được tín hiệu ĐTDĐ khi nó gởi tin nhắn. Hơn nữa, nếu phát hiện có tín hiệu ĐTDĐ, thì máy không thể xác định học sinh, sinh viên nào đang giữ máy trong người. Đó là chưa kể các thiết bị di động không dây hiện nay rất tinh vi. Ngoài ra, tình trạng lộ đề thi hoặc bài giải được ra bán trên mạng vẫn thỉnh thoảng xảy ra.

Điều quan trọng là cảnh sát không thể xóa sổ những công ty thi hộ kiểu Công ty Thi hộ Toàn cầu vì họ không vi phạm bất kỳ luật gì. Hồi tháng 12 năm ngoái, website của công ty này bí mật biến mất, nhưng nhanh chóng xuất hiện trở lại với tên đăng ký mới: Website Hỗ trợ thi cử và giáo dục Đại Trung Hoa. Và dĩ nhiên, nó hiện vẫn hoạt động...

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo