xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Những đứa trẻ 1 cha, 2 mẹ

Phương Võ

Về mặt lý thuyết, kỹ thuật phối hợp ADN của 3 người có thể loại bỏ một số bệnh di truyền từ mẹ sang con

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đang tranh luận về một kỹ thuật mới, sử dụng ADN của 3 người khác nhau để tạo thành các phôi thai không mắc những loại bệnh di truyền nhất định.

Ngăn bệnh di truyền

Kỹ thuật “1 con, 3 cha mẹ” do các nhà khoa học tại ĐH Y tế và Khoa học Oregon tại TP Portland - Mỹ đưa ra. Cơ chế hoạt động như sau: một người đàn ông hiến tặng tinh trùng và toàn bộ ADN để thụ tinh trong ống nghiệm. Người mẹ tương lai cũng đóng góp trứng và hầu hết ADN. Nếu người mẹ bị phát hiện có mang những đột biến gien gây hại trong những cấu trúc tế bào được gọi là ti thể (mitochondria), các nhà khoa học sẽ loại bỏ những ti thể xấu và thay thế bằng ti thể khỏe mạnh từ một phụ nữ khác.

 

Kỹ thuật “1 con, 3 cha mẹ” đang gây nhiều tranh cãi ở Mỹ
Ảnh: Daily Mail
Kỹ thuật “1 con, 3 cha mẹ” đang gây nhiều tranh cãi ở Mỹ Ảnh: Daily Mail

 

Cho đến nay, kỹ thuật này mới được thử nghiệm trên các phôi thai của chuột và khỉ. FDA đang xem xét liệu có đủ an toàn để thử nghiệm trên người hay không. Các nhà khoa học cho rằng đứa bé vẫn hưởng được hầu hết đặc trưng di truyền từ bố mẹ do chỉ có một phần nhỏ bộ gien bị thay đổi. Dù vậy, ADN của cả 3 người - bố, mẹ và người hiến tặng - vẫn hiện diện trong cơ thể đứa bé suốt đời. Theo hãng tin Bloomberg, điều này gây ra không ít lo ngại về tác động lâu dài của kỹ thuật nếu được phép sử dụng rộng rãi.

Về mặt lý thuyết, kỹ thuật trên có thể loại bỏ những bệnh ti thể được truyền từ mẹ sang con, như các bệnh liên quan đến tim, hô hấp, gan, thần kinh và cơ. Ông Vamsi Mootha, một giáo sư về y học tại Trường Y Harvard (Mỹ), nhận định: “Điều FDA cần suy nghĩ là kỹ thuật trên không nhằm điều trị bệnh ti thể mà ngăn chặn bệnh này truyền sang thế hệ sau. Nó cho phép người phụ nữ sắp làm mẹ có thêm lựa chọn”.

“Thiết kế” trẻ em gây lo lắng

Tạp chí Nature hồi tháng 10-2012 tiết lộ kỹ thuật trên từng được áp dụng trên tế bào trứng người, cho ra đời các phôi và được phép phát triển đến giai đoạn túi phôi, tức khoảng 5 ngày sau khi thụ tinh. Tiến trình này chỉ được diễn ra trong phòng thí nghiệm và không thể áp dụng ngoài đời nếu không có sự đồng ý của FDA.

Nhiều nhà đạo đức học lo ngại việc cho phép tác động lên di truyền trước khi sinh có thể dẫn đến những đứa trẻ được “thiết kế” theo yêu cầu. Ông Phil Yeske, nhà khoa học hàng đầu tại Tổ chức Bệnh ti thể thống nhất (Mỹ), nhận định: “Đây là lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ. Việc thay đổi dòng tế bào gốc chưa từng diễn ra trước đây và chúng ta không biết chuyện gì sẽ xảy ra đối với những thế hệ tương lai”.

Một nỗi lo khác là tiến trình này có thể không an toàn. Trong bài viết trên tạp chí Science hồi tháng 9-2013, nhà sinh vật học Klaus Reinhardt của Trường ĐH Tuebingen (Đức) lưu ý những con chuột đực được sinh ra bằng kỹ thuật này thỉnh thoảng bị khó thở, trong lúc khả năng học hỏi và khám phá bị giảm sút. Chưa có cuộc nghiên cứu nào được tiến hành đối với chuột cái ra đời bằng kỹ thuật trên. Theo ông, đây là vấn đề FDA cần cân nhắc kỹ khi xem xét kỹ thuật thay thế ADN. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo