xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phận chuyển giới

Gia Hòa

Người chuyển giới tại Ấn Độ vẫn bị phân biệt đối xử, khiến họ không thể học hành hoặc có công việc đàng hoàng dù Tòa án Tối cao nước này năm 2014 phán quyết họ có quyền bình đẳng trước pháp luật cũng như công nhận giới tính thứ ba.

Cùng với quyền kết hôn và thừa kế tài sản, họ cũng có đủ tư cách đi học và làm việc. Chính quyền một số địa phương gần đây còn có những động thái hỗ trợ cộng đồng người chuyển giới. Chẳng hạn, bang Odisha hồi tháng 6 trở thành địa phương đầu tiên ở Ấn Độ cung cấp các phúc lợi xã hội cho người chuyển giới, như lương hưu và nhà ở.

Dù vậy, theo Reuters, phần lớn trong số 2 triệu người chuyển giới ở quốc gia Nam Á này vẫn đối mặt sự kỳ thị và lạm dụng. Bà Laxmi Narayan Tripathi, người sáng lập Mạng lưới người chuyển giới châu Á - Thái Bình Dương, cho biết nhiều người chuyển giới bị chính người nhà tống ra đường, không được học hành hoặc có việc làm. Họ buộc phải bán dâm, ăn xin hoặc nhảy múa tại các đám cưới để kiếm sống.

Phát biểu tại một cuộc hội thảo do Quỹ Thomson Reuters và Tổ chức Asia Society tổ chức trong tuần này, bà Laxmi nhấn mạnh: “Chúng tôi có một trong những đạo luật tiến bộ nhất dành cho người chuyển giới: Phán quyết năm 2014 cho chúng tôi quyền lựa chọn giới tính. Vì thế, nếu tôi tin rằng tôi là phụ nữ thì tôi là phụ nữ. Thế nhưng, nhiều người vẫn còn thành kiến. Đó là lý do tại sao không có ai thuê chúng tôi làm việc, trừ lĩnh vực phi lợi nhuận và chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đi ăn xin hoặc bán dâm”.

Một chương trình thời trang của người chuyển giới ở TP Chandigarh - Ấn Độ, hồi tháng 11 Ảnh: REUTERS
Một chương trình thời trang của người chuyển giới ở TP Chandigarh - Ấn Độ, hồi tháng 11 Ảnh: REUTERS

Còn tại Bangladesh, cộng đồng người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới (LGBT) cũng đang chịu cảnh bị gạt ra ngoài lề xã hội. Khi Roopbaan - tạp chí duy nhất về cộng đồng LGBT ở Bangladesh - được xuất bản năm 2014, nó trở thành tâm điểm chỉ trích của truyền thông và mạng xã hội. Mối đe dọa nhằm vào cộng đồng LGBT cũng gia tăng từ đó. Đến cuối tháng 4 qua, người sáng lập tạp chí, ông Xulhaz Mannan, và diễn viên đồng tính Mahbub Rabbi Tonoy bị chém chết ở nhà riêng của ông Mannan tại thủ đô Dhaka. Các phần tử liên hệ với al-Qaeda đã nhận trách nhiệm vụ tấn công chết chóc đầu tiên nhắm vào cộng đồng LGBT ở Bangladesh này.

Chia sẻ với Quỹ Thomson Reuters bên lề một hội nghị LGBT quốc tế ở thủ đô Bangkok - Thái Lan mới đây, một nhà hoạt động người Bangladesh giấu tên nói: “Chúng tôi hoạt động mạnh mẽ trong hơn 2 năm qua. Nhiều bạn trẻ đến và hỗ trợ công việc của chúng tôi… Tuy nhiên, vụ tấn công khiến cảm giác an toàn không còn nữa. Hơn 15 người chạy ra nước ngoài. Hơn 10 người nung nấu ý rời khỏi đất nước. Người dân không muốn nói chuyện với chúng tôi. Cả cộng đồng LGBT đang phân tán và sợ hãi”. Nhà hoạt động này nói thêm rằng dù lo ngại tính mạng mình, anh ta vẫn muốn lên tiếng để thế giới biết về sự phân biệt đối xử mà cộng đồng LGBT đang đối mặt ở Bangladesh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo