xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Quản chặt máy bay

Xuân Mai

Những hệ thống mới sử dụng cảm biến vệ tinh có thể “rà” chính xác máy bay và đường đi của nó hơn hẳn radar

Vụ mất tích bí ẩn của chiếc máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines (MAS) đang làm gia tăng sự quan tâm đến một số công nghệ vệ tinh tiên tiến. Các công nghệ này có khả năng giúp theo dõi và giao tiếp với máy bay dễ dàng hơn.

Cảm biến vệ tinh thay radar

Các nhóm nghiên cứu ở châu Âu và Bắc Mỹ đang phát triển những hệ thống mới cho phép định vị chính xác máy bay và đường đi của nó. Hệ thống này sử dụng bộ cảm biến vệ tinh để nhận tín hiệu chứa dữ liệu về vị trí và vận tốc được máy bay gửi đi mỗi giây thay vì radar như trước.

 

Ông John Young, quan chức của Cơ quan An toàn hàng hải Úc (AMSA), thông báo 2 vật thể nghi là của chiếc máy bay mất tích MH370 hôm 20-3 Ảnh: REUTERS

Ông John Young, quan chức của Cơ quan An toàn hàng hải Úc (AMSA),

thông báo 2 vật thể nghi là của chiếc máy bay mất tích MH370 hôm 20-3. Ảnh: REUTERS

 

Hiện chỉ có radar trên mặt đất bắt được tín hiệu về vị trí máy bay. Tuy nhiên, khả năng này bị vô hiệu hóa khi máy bay bay trên biển hoặc những vùng hẻo lánh. Có thể kết hợp radar với các công cụ liên lạc vệ tinh trên máy bay nhưng công việc này đòi hỏi thao tác của phi công và khá tốn kém, nhất là đối với các hãng hàng không giá rẻ.

Ông Tony Tyler, người đứng đầu Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), cho biết số phận của chiếc MH370 sẽ thúc đẩy các nhà nghiên cứu tìm kiếm giải pháp mới. Ông nói: “Thật kỳ lạ khi các thiết bị công nghệ hiện nay không thể tìm ra chiếc máy bay mất tích”.

Bộ cảm biến vệ tinh nêu trên được kỳ vọng định vị được máy bay ngay cả trong trường hợp tín hiệu tự động cho phép định vị máy bay bị tắt đi (điều có thể đã xảy ra với chiếc MH370 đang mất tích).

Hy vọng mới từ ADS-B

Aireon LLC - liên doanh giữa công ty vệ tinh Iridium, cơ quan dẫn đường hàng không Canada và 3 cơ quan kiểm soát không lưu châu Âu - cho biết sẽ cung cấp một dịch vụ giám sát giao thông hàng không toàn cầu dựa trên vệ tinh vào năm 2018.

Trong khi đó, Trung tâm Không gian Đức (DLR), Công ty Vệ tinh SES (Luxembourg) và Tập đoàn Điện tử không gian Thales Alenia Germany (Đức) cũng đang hợp tác phát triển thiết bị thu bắt tín hiệu phát ra từ hệ thống giám sát phụ thuộc tự động và phát sóng (ADS-B) mỗi giây. Một khi được chế tạo thành công, thiết bị thu này sẽ được đưa lên các vệ tinh đang hoạt động trên không gian.

Hệ thống ADS-B hiện có mặt trên khoảng 60% máy bay hoạt động khắp thế giới, phát ra những tín hiệu về vị trí, vận tốc máy bay và được ghi nhận bởi radar, trạm kiểm soát không lưu hoặc các máy bay đang bay khác.

Với những lợi ích này, châu Âu đã quy định tất cả máy bay trong khu vực đều phải trang bị ADS-B vào năm 2017, trong khi thời hạn này ở Mỹ là năm 2020. Ngày càng có nhiều nước cân nhắc bắt buộc máy bay trang bị hệ thống này.

Việc truyền tín hiệu ADS-B có thể bị gián đoạn nếu hệ thống điện bị cháy. Dù vậy, ông Don Thoma, Chủ tịch Aireon LLC, tin rằng hệ thống này vẫn giúp ích trong trường hợp máy bay gặp rắc rối khi bay trên biển hoặc các vùng xa xôi.

Aieron cho biết sẽ thử nghiệm 2 bộ cảm biến đầu tiên trên vệ tinh Indium NEXT thế hệ thứ 2 trong quý II/2015 trước khi tung ra hệ thống giám sát giao thông hàng không toàn cầu 3 năm sau đó. Hệ thống này ban đầu sẽ được trang bị tổng cộng 66 bộ cảm biến.

 

Úc truy tìm 2 vật thể nghi của MH370

Hôm 20-3, 4 máy bay - trong đó có chiếc AP-3C Orion của Không quân Hoàng gia Úc và P8 Poseidon của Hải quân Mỹ - đã gấp rút tới vùng biển cách TP Perth 2.500 km về phía Tây Nam để tìm kiếm 2 vật thể mới được vệ tinh Úc phát hiện. Đây có thể là bước đột phá trong cuộc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 của Malaysia 13 ngày qua. Một trong 2 mảnh vỡ dài tới 24 m.

AP-3C Orion với vận tốc tối đa lên tới 750 km/giờ tới hiện trường đầu tiên nhưng thời tiết xấu, mưa và mây mù che khuất tầm nhìn khiến phi hành đoàn chưa thể nhìn thấy các vật thể nêu trên. Kênh NBC News dẫn lời Hải quân Mỹ cho biết P-8 Poseidon cũng hoàn tất chuyến bay phía trên khu vực mục tiêu nhưng không tìm thấy gì.

Thêm nhiều máy bay và tàu khác từ Mỹ, New Zealand cũng được huy động tới hiện trường để hỗ trợ tìm kiếm. Sẽ có rất nhiều khó khăn bởi vùng biển rộng 304.000 km2 này được cho là “xa xôi và cô lập nhất hành tinh”, theo lời Bộ trưởng Quốc phòng Úc David Johnston.

Giới chuyên gia cho biết trong trường hợp tìm được cũng có thể cần tới 48 giờ để xác nhận vật thể nêu trên có liên quan đến MH370 hay không. Song song đó, một trong những việc cần làm đầu tiên là thả phao định vị xuống biển để bắt tín hiệu hộp đen. Thông thường, ắc-quy trong hộp đen chỉ cho phép nó duy trì hoạt động 30 ngày.

Chuyên gia hải dương học Erik van Sebille thuộc ĐH New South Wales nhận định các mảnh vỡ máy bay có thể trôi trong phạm vi tới 100 km, điều quan trọng là phải xác định được hướng trôi thì mới có manh mối tìm thấy xác máy bay và hộp đen.

Trong khi đó, buổi họp báo chiều cùng ngày ở Kuala Lumpur - Malaysia được thắt chặt an ninh sau vụ người nhà hành khách xông vào một ngày trước. Giới chức Malaysia chưa đưa ra được thông tin nào mới.

Thậm chí, Bộ trưởng Quốc phòng kiêm quyền Bộ trưởng Giao thông Hishammuddin Hussein còn lúng túng khi nhiều nhà báo chất vấn về thông tin cho rằng hình ảnh vệ tinh Úc dường như được chụp ngày 16-3.

Đỗ Quyên

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo