xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sóng ngầm ở Triều Tiên

HOÀNG PHƯƠNG

Cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên nêu bật hạn chế của những hệ thống phòng thủ trên đất liền của Bắc Kinh

Bán đảo Triều Tiên đang rơi vào một "vòng luẩn quẩn" của đối đầu và triển vọng không lạc quan nhưng vẫn còn cơ hội giải quyết cuộc khủng hoảng bằng biện pháp hòa bình.

Nỗi lo của Bắc Kinh

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm 9-12 đưa ra nhận định trên, đồng thời cho rằng Washington và Seoul nên ngưng các cuộc tập trận chung trong lúc Bình Nhưỡng đóng băng chương trình vũ khí hạt nhân. "Chúng ta nên kéo bán đảo Triều Tiên khỏi lỗ đen của sự đối đầu và tạo những điều kiện cần thiết để nối lại đàm phán" - ông Vương nhấn mạnh.

Trong nỗ lực thúc đẩy ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Zheng Zeguang trong tuần này đã đến Mỹ và hội đàm với giới chức nước chủ nhà về cuộc khủng hoảng Triều Tiên. Dù vậy, theo tờ South China Morning Post, quan hệ ngày một xấu đi giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng có thể khiến vai trò của Trung Quốc không còn lớn như trước. 

Triều Tiên đang thất vọng với sự ủng hộ của Trung Quốc dành cho những biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc (LHQ) - thể hiện qua việc ông Song Tao, đặc phái viên của Chủ tịch Tập Cận Bình, không được ông Kim Jong-un tiếp đón trong chuyến đi đến Bình Nhưỡng vào tháng rồi.

Sóng ngầm ở Triều Tiên - Ảnh 1.

Một tàu khu trục Trung Quốc bắn tên lửa trong cuộc tập trận ở biển Hoa Đông hôm 7-12 Ảnh: WEIBO

Đó có thể là lý do quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong trường hợp ngoại giao không phát huy tác dụng. Hôm 7-12, hơn 40 tàu chiến nước này tham gia cuộc tập trận lớn ở biển Hoa Đông, chú trọng rèn luyện khả năng chống tên lửa và ứng phó các tình huống khẩn cấp. 

Ông Song Zhongping, chuyên gia về tên lửa tại Trung Quốc, nhận định Bắc Kinh đang tích cực thử nghiệm khả năng phòng thủ tên lửa của hải quân sau khi cuộc khủng hoảng Triều Tiên nêu bật hạn chế của những hệ thống phòng thủ trên đất liền của quốc gia đông dân nhất thế giới này.

Theo ông Song, cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên khiến một số nước láng giềng của Trung Quốc, như Hàn Quốc, Nhật Bản…, có tên lửa dẫn đường và điều này có thể đe dọa an ninh của Bắc Kinh. Nỗi lo này càng tăng sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera hôm 8-12 thông báo kế hoạch mua 2 loại tên lửa tấn công không đối đất có tầm bắn từ 500 đến 1.000 km.

Triều Tiên đổ lỗi Mỹ

Trước cuộc tập trận hải quân nói trên không lâu, không quân Trung Quốc cũng diễn tập quy mô lớn gần bán đảo Triều Tiên nhưng địa điểm chính xác không được tiết lộ. Người phát ngôn không quân Trung Quốc đưa ra thông tin về cuộc tập trận hôm 4-12, trùng với thời điểm Mỹ - Hàn Quốc bắt đầu cuộc tập trận không quân chung lớn nhất từ trước đến giờ, với sự tham gia của khoảng 230 máy bay và hàng chục ngàn binh sĩ. 

Ông Liang Guoliang, một chuyên gia quân sự tại Hồng Kông, nhận định thông qua những cuộc tập trận mới nhất, Bắc Kinh muốn gửi thông điệp đến Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản rằng hoạt động huấn luyện của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ tiếp tục chừng nào 3 nước này còn tập trận chung tại khu vực.

Sự chuẩn bị của Trung Quốc còn có thể đang diễn ra gần biên giới trên bộ với Triều Tiên sau khi xuất hiện đoạn video cho thấy cảnh hàng dài binh sĩ nối nhau hành quân tại một địa điểm chưa rõ ở tỉnh Cát Lâm, theo trang Sino Insider. Đoạn video dài 37 giây xuất hiện trên mạng xã hội Twitter hôm 7-12 nhưng chưa rõ thời điểm chính xác nó được quay. Trước đó một ngày, Cát Lâm Nhật báo đã đăng bài viết hướng dẫn người dân cách phòng thân nếu xảy ra tấn công hạt nhân.

Không muốn thấy kịch bản xấu như thế xảy ra, LHQ cũng đang đẩy mạnh nỗ lực ngoại giao. Phó Tổng thư ký LHQ Jeffrey Feltman hôm 9-12 đến Bắc Kinh sau chuyến thăm Bình Nhưỡng kéo dài 5 ngày. Đây là quan chức LHQ cấp cao nhất đến Triều Tiên kể từ năm 2010.

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết ông Feltman đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Ri Yong-ho và Thứ trưởng Ngoại giao Pak Myong-kuk của nước chủ nhà. "Tại những cuộc gặp này, chúng tôi nói rõ rằng chính sách thù địch (đối với Triều Tiên) và tống tiền hạt nhân của Mỹ là nguyên nhân cho tình hình căng thẳng hiện nay trên bán đảo Triều Tiên" - bản tin KCNA cho biết, cũng như nói thêm Bình Nhưỡng đồng ý duy trì sự liên lạc thường xuyên với LHQ thông qua các chuyến thăm ở những cấp khác nhau. 

Thay vai?

Trước đề nghị của Nga về việc tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Mỹ và Triều Tiên liên quan đến cuộc khủng hoảng hạt nhân, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm 8-12 khẳng định: "Chúng tôi hoan nghênh nỗ lực của tất cả các bên, bao gồm Nga, nhằm mở ra con đường đối thoại cho một giải pháp hòa bình".

Phản ứng của Trung Quốc được đưa ra một ngày sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov tiết lộ "điều đầu tiên mà Triều Tiên muốn là thảo luận với Mỹ về các biện pháp bảo đảm an ninh cho họ", đồng thời khẳng định Moscow sẵn sàng hỗ trợ và thúc đẩy các cuộc đàm phán.

Nga không có nhiều ảnh hưởng kinh tế với Triều Tiên bằng Trung Quốc và chỉ đóng vai trò hạn chế trong những năm qua. Nhưng có vẻ tình thế đang thay đổi và Nga muốn can thiệp nhiều hơn. Ông Wu Xinbo, chuyên gia quan hệ quốc tế của Trường ĐH Phục Đán (Trung Quốc), nhận định quan hệ đi xuống giữa Trung - Triều đã tạo khoảng trống cho Nga gia tăng ảnh hưởng đối với bế tắc địa chính trị này. "Cả Trung Quốc và Mỹ đều đã hết cách với Triều Tiên. Khi Triều Tiên ngày càng tách rời Trung Quốc thì Nga có cơ hội xích lại gần" - ông Wu nói.

Theo ông Zhang Liangui, chuyên gia về Triều Tiên tại Trường Đảng Cộng sản Trung Quốc, lưu ý dù Bắc Kinh và Moscow đều đề xuất phương án "đóng băng kép" - Triều Tiên dừng chương trình hạt nhân và tên lửa trong khi Mỹ và Hàn Quốc dừng các cuộc tập trận chung - song Moscow không nhấn mạnh mục tiêu Bình Nhưỡng phải phi hạt nhân hóa.

Ngoài ra, tuy Nga ủng hộ các nghị quyết trừng phạt mới đây của LHQ nhưng nước này vẫn âm thầm tiếp sức cho kinh tế Triều Tiên. Nga vẫn là một trong những nước viện trợ lương thực lớn nhất cho Triều Tiên (cùng với Trung Quốc), thương mại song phương Nga - Triều trong quý I/2017 đạt 31,4 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tăng lên, theo Moscow, là do nước này tăng xuất khẩu các sản phẩm dầu sang Triều Tiên.

HẢI NGỌC

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo