xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sức ép chính trị gia tăng lên Tổng thống Pháp

Hoàng Phương

Khoảng 45.000 cảnh sát đã được triển khai tại nhiều thành phố ở Pháp trong đêm 1-7 (giờ địa phương) để đối phó làn sóng bạo loạn bùng phát kể từ khi xảy ra vụ cảnh sát bắn chết một thiếu niên gốc Bắc Phi ngày 27-6.

Theo Reuters, lực lượng an ninh còn được tăng cường tại 3 thành phố lớn là Paris, Lyon và Marseille.

Đến rạng sáng 2-7, tình hình dường như bớt căng thẳng hơn 4 đêm trước dù đụng độ vẫn xảy ra ở một số thành phố như Marseille, Nice, Strasbourg. Trong số này, TP Marseille chứng kiến các vụ bạo lực nghiêm trọng nhất khi cảnh sát dùng hơi cay để đối phó người biểu tình trẻ tuổi khắp thành phố.

Theo Bộ Nội vụ Pháp, ít nhất 719 người, trong đó hầu hết là thanh thiếu niên, bị bắt giữ trong đêm bạo lực thứ 5, ít hơn so với con số 1.300 vào đêm trước đó. Kể từ khi bạo lực bùng phát, đã có hơn 200 cảnh sát bị thương, 2.000 xe cộ bị đốt và 700 cửa hàng, siêu thị, nhà hàng, chi nhánh ngân hàng bị cướp phá.

Sức ép chính trị gia tăng lên Tổng thống Pháp - Ảnh 1.

Cảnh sát bắt giữ một số người biểu tình tại thủ đô Paris – Pháp rạng sáng 2-7 Ảnh: Reuters

Đám tang của thiếu niên tên Nahel M. nói trên diễn ra ngày 1-7. Cảnh sát đã bắn chết Nahel M. tại khu ngoại ô Nanterre của thủ đô Paris sau khi thiếu niên này trong lúc tham gia giao thông không tuân thủ hiệu lệnh dừng xe.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hoãn chuyến thăm cấp nhà nước đến Đức, dự kiến bắt đầu từ ngày 2-7, để ở nhà đối phó cuộc khủng hoảng được xem là nghiêm trọng nhất kể từ phong trào biểu tình "Áo vàng" làm tê liệt phần lớn đất nước cuối năm 2018.

Đây cũng là lần thứ 2 ông Macron buộc phải hủy một sự kiện cấp cao vì tình hình trong nước kể từ đầu năm đến nay. Vào tháng 3, chuyến thăm cấp nhà nước đến Pháp của Nhà vua Anh Charles III đã bị hủy trong bối cảnh Paris đối mặt các cuộc biểu tình phản đối cải cách lương hưu.

Reuters nhận định cuộc khủng hoảng mới nhất đã giáng đòn mạnh vào hình ảnh của Pháp - quốc gia dự kiến đăng cai Thế vận hội mùa hè năm 2024. Vụ việc còn tăng thêm sức ép chính trị lên ông Macron theo sau những tranh cãi liên quan chính sách cải cách lương hưu.

Nhà lãnh đạo Pháp cho đến nay không tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi bạo loạn. Một động thái như thế sẽ trao cho cảnh sát nhiều quyền hơn. Thay vào đó, ông Macron kêu gọi phụ huynh và truyền thông xã hội giúp chấm dứt tình trạng bạo lực.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo