Công ty nghiên cứu của Anh này đã tiến hành khảo sát sự tăng trưởng kinh tế của 780 thành phố lớn trên thế giới - chiếm 35% dân số thế giới và 59% GDP toàn cầu trong năm 2016 - vào năm 2035. Tổng GDP của 780 thành phố dự kiến tăng trung bình 2,9% hằng năm.
Báo cáo của Oxford Economics cho hay nhiều thành phố thị trường mới nổi, đặc biệt là ở châu Á, sẽ tiếp tục tăng trưởng và cán cân sức mạnh kinh tế đô thị chuyển sang hướng Đông.
Nghi lễ thả quả cầu nổi tiếng tại Quảng trường Thời Đại vào đêm giao thừa là điều không thể thiếu ở TP New York Ảnh: REUTERS
Trung Quốc có thể sẽ là trung tâm tăng trưởng trong giai đoạn này. Thượng Hải dự kiến tăng 5 hạng, đứng vị trí thứ 5 trong khi thủ đô Bắc Kinh sẽ tăng 9 hạng, lên vị trí thứ 6 trong năm 2035. Quảng Châu và Thiên Tân cũng sẽ lần lượt nhảy lên vị trí thứ 8 và 10 từ hạng 22 và 27 trong năm 2016.
Theo báo cáo, tổng GDP của các thành phố Trung Quốc sẽ tăng hơn gấp đôi, lên hơn 25.000 tỉ USD và chiếm 1/3 GDP toàn cầu vào năm 2035. Bất chấp sự tăng trưởng nhanh chóng của các thành phố Trung Quốc, New York (Mỹ) và Tokyo (Nhật Bản) được dự đoán sẽ tiếp tục nắm giữ vị trí số 1 và 2. Trong khi đó, TP Los Angeles (Mỹ) tụt một hạng, xuống vị trí thứ 4 và London (Anh) sẽ vươn lên vị trí thứ 3.
Đáng chú ý, các thành phố Ấn Độ sẽ thể hiện sự thăng hạng mạnh mẽ - Mumbai dự kiến tăng 86 hạng, lên vị trí thứ 48, Delhi tăng 73 hạng và Bangalore tăng 131 hạng trong giai đoạn 2016-2035. Đối với các đô thị lớn khác ở châu Á, Jakarta (Indonesia) tăng 21 hạng, Manila (Philippines) tăng 46 bậc, Kuala Lumpur (Malaysia) tăng 27 hạng.
Bình luận (0)