xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thế giới ngăn chặn khủng bố hạt nhân

LỤC SAN

Nhóm G7 họp bàn về cuộc khủng hoảng ở Ukraine bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân

Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân (NSS) diễn ra trong 2 ngày 24 và 25-3 tại The Hague - Hà Lan với sự tham dự của hơn 50 nhà lãnh đạo trên thế giới nhằm tìm phương thức ngăn chặn nguy cơ xảy ra tấn công khủng bố bằng vũ khí hạt nhân. Các nhà lãnh đạo sẽ bàn về việc bảo đảm an toàn cho các kho nguyên liệu hạt nhân để các tổ chức khủng bố như Al-Qaeda không thể có được bom hạt nhân hay bom “bẩn”.

Ông Kelsey Davenport, nhà phân tích về vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Hiệp hội Kiểm soát vũ khí, nhấn mạnh: “Một vụ tấn công khủng bố bằng vũ khí hạt nhân sẽ ảnh hưởng đến toàn thế giới nên đây là một vấn đề toàn cầu và cần phải có một giải pháp toàn cầu”. Nước chủ nhà Hà Lan cho biết NSS lần thứ ba này có 3 mục đích: giảm số lượng nguyên liệu hạt nhân, bảo vệ nguyên liệu phóng xạ và củng cố sự hợp tác quốc tế về an ninh hạt nhân.

 

Tên lửa đầu đạn hạt nhân X-22 bị phá hủy tại căn cứ quân sự Ozerne ở Zhytomyr - Ukraine năm 2002 Ảnh: EPA
Tên lửa đầu đạn hạt nhân X-22 bị phá hủy tại căn cứ quân sự Ozerne ở Zhytomyr - Ukraine năm 2002 Ảnh: EPA

 

Các chuyên gia cho rằng hầu như mọi quốc gia đều có nguyên liệu phóng xạ, vốn có thể được sử dụng để chế tạo bom “bẩn”. Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, nguồn nguyên liệu phóng xạ ở các bệnh viện, nhà máy lại không được bảo vệ kỹ lưỡng. Chuyên gia Michelle Cann, thuộc Tổ chức Quan hệ đối tác vì An ninh toàn cầu, phân tích: “Một quốc gia có thể không có lò phản ứng hạt nhân nhưng không loại trừ khả năng bệnh viện có các vật liệu hạt nhân khác nhau để chữa trị bệnh ung thư và khử trùng. Điều quan trọng là phải có hành động để ngăn chặn vũ khí hạt nhân được chế tạo từ nguồn nguyên liệu này”.

Ukraine dự kiến trở thành tâm điểm chú ý tại hội nghị này do tình hình bất ổn thời gian qua. Theo ông Cann, Ukraine đang rất bất ổn nên nước này càng có ít nguyên liệu hạt nhân càng tốt. Về phần mình, Ukraine đã đồng ý từ bỏ vũ khí hạt nhân theo Bản ghi nhớ Budapest ký với Anh, Mỹ và Nga hồi năm 1994, trong đó 3 cường quốc trên bảo đảm rằng họ sẽ tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Trước khi diễn ra Hội nghị NSS ở Seoul năm 2012, Ukraine đã trả lại tất cả urani làm giàu cao độ cho Nga và đã thay đổi các lò phản ứng hạt nhân của mình để sử dụng urani làm giàu ở độ thấp. Có ý kiến cho rằng hành động của Nga ở Crimea sẽ khác đi nếu như Ukraine còn có bom hạt nhân.

Trước thềm hội nghị, theo báo Kyiv Post, các nghị sĩ thuộc các đảng Batkivschyna và UDAR đã đệ trình lên quốc hội Ukraine bản dự luật về việc rút khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Phát biểu tại phiên họp toàn thể, nghị sĩ Oleg Lyashko, một người có quan điểm cực đoan, đã khẳng định Ukraine cần phải lấy lại vị thế của một cường quốc hạt nhân.

Bên lề Hội nghị NSS lần này sẽ diễn ra cuộc họp giữa lãnh đạo các nước thuộc nhóm G7 để bàn về cuộc khủng hoảng ở Ukraine và tìm cách hỗ trợ nước này. Nữ phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Caitlin Hayden cho biết: “Cuộc họp tập trung vào tình hình ở Ukraine và hoạch định các bước đi tiếp theo để đối phó với các diễn biến của cuộc khủng hoảng cũng như các biện pháp trừng phạt mạnh hơn chống lại Nga”.

Về phía Nga, Ngoại trưởng Sergei Lavrov tham dự hội nghị này thay vì Tổng thống Vladimir Putin. Đây là lần đầu tiên ông gặp gỡ các quan chức phương Tây sau khi Nga sáp nhập Crimea. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo