xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tranh cãi về biến đổi khí hậu

THẢO HƯƠNG

Những hình ảnh thê lương ở Brazil, Úc, Sri Lanka trong những ngày vừa qua cho thấy thảm họa xảy ra gần như hằng ngày. Các nhà khoa học đang tranh cãi đó là thiên tai hay nhân tai

Chỉ trong hai tuần đầu của năm mới, lũ lụt ở Đông Bắc nước Úc đã nhấn chìm  hơn 30.000 ngôi nhà ở thành phố Brisbane. Lũ bùn ở vùng núi Đông Bắc Brazil chôn vùi hơn 600 người (tính đến ngày 15-1). Tại Sri Lanka, hơn 360.000 người phải bỏ nhà cửa chạy lũ. Các nhà khoa học tự hỏi: Trong các thảm họa này có vai trò  của biến đổi khí hậu hay không?

img
Người đàn ông này có con gái nằm lại dưới căn nhà bị lũ bùn phá hủy ngày 12-1 ở Nova Friburgo, Brazil.
Ba ngày đã trôi qua, ông vẫn chưa đưa được thi thể con ra khỏi đống đổ nát. Ảnh: AFP
 
Thủ phạm trước mắt: La Nina
 
Đài CNN cuối tuần qua đưa tin Tony Barnston, nhà dự báo khí tượng hàng đầu ở Viện Nghiên cứu khí tượng quốc tế thuộc Trường Đại học Columbia, cho rằng những thảm họa vừa qua ở Úc, Brazil và Sri Lanka bắt nguồn từ hiện tượng tự nhiên La Nina. Nhưng ông không nói gì về biến đổi khí hậu.
 
La Nina là hiện tượng nhiệt độ mặt nước biển ở miền Đông và miền Trung Thái Bình Dương xuống thấp hơn bình thường 30C-50C. Nó tạo ra mưa nhiều hơn bình thường ở Indonesia và Úc nhưng gây ra hạn hán ở Argentina và Mỹ.
 
Cơ quan khí tượng Anh cũng cho rằng lũ lụt ở Úc do La Nina gây ra nhưng lại nói thảm họa lũ bùn ở Brazil và lũ lớn ở Sri Lanka không liên quan gì đến La Nina. Cơ quan này cũng khẳng định rằng biến đổi khí hậu không tác động đến hiện tượng La Nina và El Nino (hiện tượng trái ngược với La Nina).
 
Giáo sư khí tượng học Neville Nicholls thuộc Trường Đại học Monash (Úc) cũng cho rằng rất khó biết được có mối liên hệ nào giữa biến đổi khí hậu do con người góp phần tạo ra và hiện tượng La Nina hay không bởi vì "không ai có đủ tiền cũng như máy tính điện tử đủ mạnh và nhanh để dựng lên một mô hình điện toán có thể chứng minh điều đó hoặc tiên đoán được tác động của nó trong tương lai".
 
Thiên tai sẽ dồn dập
 
Theo giáo sư Will Steffen, Giám đốc điều hành Viện Biến đổi khí hậu thuộc Trường Đại học quốc gia Úc, chỉ có một điều  khá chắc chắn là hiểm họa cỡ  "đại hồng thủy" ở Brisbane sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Ông Steffen nói: "Những thiên tai xảy ra một lần trong 100 năm sẽ  trở thành một lần trong 20 năm, 30 năm". Điều này có thể thấy trong năm 2010 vừa qua.
 
Công ty Bảo hiểm toàn cầu Munich Re cho biết trong năm vừa qua có cả thảy 950 thiên tai, trong đó có đến 90% liên quan đến thời tiết, làm thiệt hại trên 130 tỉ USD và rất nhiều người chết. Những đợt nắng nóng hồi tháng 7 ở Nga  gây ra cháy rừng và ô nhiễm không khí đã giết chết ít nhất 56.000 người. Lũ ở Pakistan hồi tháng 8 cũng đã cướp đi sinh mạng của 1.769 người.
 
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới, 2010 là năm lập kỷ lục ẩm ướt nhất toàn cầu và cũng là năm nóng nhất kể từ năm 1850. Tổng cộng có 18 nước có nhiệt độ nóng nhất nhưng đối với nước Úc lại là năm  lạnh nhất kể từ năm 2001.
 
Theo giáo sư Nicholls, tuy không thể dự báo một cách chính xác mức độ ảnh hưởng của khí hậu trái đất nóng lên đối với hiện tượng tự nhiên  La Nina nhưng có một dự báo đáng tin cậy là những đợt nắng nóng sẽ tăng lên.
 
Giáo sư Nicholls nhận định: "Mười năm qua, thế giới chứng kiến những đợt nắng nóng chưa từng thấy. Chúng càng ngày càng khắc nghiệt hơn và làm nhiều người chết hơn".
img

Xác một voi con bị nước lũ vắt lên ngọn cây dọc con sông Galoya, trong trận lũ kinh hoàng ở Sri Lanka tuần qua. Ảnh: AP

 
Không thể nói không ảnh hưởng
 
Nước Úc không là ngoại lệ. Ba ngày cuối tháng 1-2009, nhiệt độ ở Melbourne lên đến 46,60C. Cháy rừng do sấm sét cũng nhiều hơn. Trong 30 năm qua, 27% vụ cháy rừng do sấm sét. Năm 2003 và 2007, tỉ lệ này đã tăng lên  40%.
 
Mặc dù chưa thể chứng minh một cách chính xác tác động của biến đổi khí hậu lên các hiện tượng tự nhiên như La Nina và El Nino, các nhà khoa học Úc tin rằng hiện tượng trái đất nóng ấm lên dẫn đến lũ lụt và hạn hán nhiều hơn trên thế giới.
 
Ông Matthew England, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi khí hậu ở Sydney, nhận định: "Tôi nghĩ rằng cường độ mưa gió ở bang Queensland ít nhiều liên quan đến biến đổi khí hậu. Nước biển ở ngoài khơi nước Úc ấm hơn bao giờ hết. Nó  làm bầu  khí quyển của Queensland ẩm ướt hơn và mùa mưa ở miền Bắc nước Úc cũng dai dẳng hơn".
 
Thật vậy, tháng 12 vừa qua, lượng mưa ở Brisbane lên đến 500 mm, một kỷ lục cao nhất tính từ năm 1920. Lượng mưa này cũng cho thấy La Nina năm nay mạnh hơn bao giờ hết không chỉ ở Úc mà còn ở Indonesia và một số nước Đông Nam Á. Các nhà khí tượng Indonesia đã dự báo mưa sẽ kéo dài đến tháng 6.
 
David Jones, Trưởng Ban Giám sát và Dự báo khí hậu của Nha khí tượng Úc ở Melbourne, cũng nhận định: "Điều đầu tiên chúng tôi có thể phát biểu là nạn hạn hán do hiện tượng El Nino sẽ nghiêm trọng hơn và lũ lụt do hiện tượng La Nina cũng sẽ nghiêm trọng hơn".
 
Tuy nhiên, ông cũng nói thêm cần vài năm nữa mới có thể làm sáng tỏ mức độ tác động của biến đổi khí hậu lên  El Nino và La Nina.
 
Tại New Zealand, giáo sư Martin Manning, Giám đốc chương trình nghiên cứu biến đổi khí hậu của Trường Đại học Victoria, cũng cho rằng biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến La Nina khiến lũ lụt năm nay tệ hại hơn các năm trước.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo