xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc đổ dầu vào lửa ở Hoa Đông

GIA HÒA

Khả năng đụng độ giữa máy bay quân sự Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng khi Bắc Kinh lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông

Theo bản đồ do Tân Hoa Xã đăng tải ngày 23-11, ADIZ bao gồm cả các khu vực rất gần Hàn Quốc và Nhật Bản, trong đó “trùm” lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Tokyo và Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc nêu rõ tất cả máy bay qua lại vùng ADIZ trên phải thông báo trước kế hoạch bay, hồi đáp lập tức với thái độ chừng mực qua sóng radio khi nhận được yêu cầu nhận dạng từ nhà chức trách Bắc Kinh, giữ liên lạc trong suốt quá trình bay và máy bay phải gắn logo, cờ hiệu rõ ràng. Nếu các máy bay không đáp ứng, Trung Quốc sẽ đưa ra “các biện pháp quân sự khẩn cấp”.

Các quy định trên có hiệu lực từ 10 giờ ngày 23-11. Dẫu không nêu biện pháp cụ thể song quân đội Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng cứng rắn với tàu thuyền và vật thể bay đi vào khu vực trên. Các chuyên gia quốc phòng không loại trừ khả năng Trung Quốc bắn hạ máy bay nếu xem nó là mối đe dọa.

img
Máy bay MV-22 Osprey hạ cánh trên tàu khu trục Hyuga của Nhật trong cuộc tập trận chung với Mỹ
ở California vào tháng 6-2013 Ảnh: KYODO

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân khẳng định động thái nêu trên chỉ nhằm bảo vệ chủ quyền, an toàn vùng trời và duy trì trật tự bay. “Đây là quyền áp dụng các biện pháp tự vệ cần thiết của Trung Quốc. Bản đồ này không có ý chống lại bất kỳ quốc gia hay theo đuổi mục tiêu cụ thể nào” - ông Dương nói.

Nhật Bản đã nhanh chóng phản đối. Giám đốc Vụ Châu Á và châu Đại Dương của Bộ Ngoại giao Nhật Bản Junichi Ihara đã chuyển thông điệp phản đối đến Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo. Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki có kế hoạch triệu Đại sứ Trung Quốc Trình Vĩnh Hoa tới, sớm nhất là vào ngày 25-11. Trong khi đó, một quan chức quân đội Đài Loan cho biết sẽ có biện pháp để bảo vệ an ninh trước việc này.

Trước đó, theo nhật báo Yomiuri, Chính phủ Nhật sẽ lên kế hoạch tăng cường bảo vệ hải đảo xa xôi và ứng phó các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo, lấy đó làm trọng tâm trong hướng dẫn chương trình quốc phòng. Đáng chú ý là trong đại cương chương trình phòng vệ năm 2013, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng muốn mua thêm 10 tàu khu trục và tăng cường ít nhất 8 máy bay tiếp liệu trong vài năm tới để giảm số chiến đấu cơ phải bay trở lại đất liền, nhờ đó phòng thủ hiệu quả hơn.

Sự chuẩn bị này không phải là thiếu cơ sở khi 4 tàu Hải cảnh Trung Quốc lại đi vào lãnh hải của Nhật Bản gần Senkaku/Điếu Ngư hôm 22-11. Đây là lần thứ 71, các tàu Trung Quốc thâm nhập vùng biển này kể từ khi Tokyo mua lại phần lớn quần đảo này vào tháng 9-2012. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo