xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung Quốc hung hăng trên biển Đông: Cơ hội vàng cho ASEAN

Thu Hằng

Đã đến lúc ASEAN vào cuộc mạnh mẽ hơn đối với vấn đề biển Đông bằng cách thúc ép tất cả các bên ngồi vào bàn đàm phán

Sau khi gây ra những tranh cãi nảy lửa tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13 ở Singapore, vấn đề Trung Quốc leo thang gây hấn trên biển Đông tiếp tục làm nóng Hội nghị bàn tròn châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 28 kéo dài 3 ngày ở thủ đô Kuala Lumpur - Malaysia.

Trong bài diễn văn khai mạc hội nghị tối 2-6, Thủ tướng Malaysia Najib Razak thúc giục nhanh chóng hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Ông nhấn mạnh việc duy trì đàm phán và hành động để đạt tới COC là “những bước đi đúng hướng”, đồng thời khẳng định các bên phải kiên định với nguyên tắc phi bạo lực và giải quyết hòa bình các tranh chấp, không nên có thêm bất kỳ hành động nào làm căng thẳng leo thang.

 

Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN thứ 24 ở Myanmar hôm 11-5  Ảnh: Reuters

Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN thứ 24 ở Myanmar hôm 11-5

Ảnh: Reuters

 

“Tôi quan ngại sâu sắc về những biện pháp mà các bên liên quan thực hiện để khẳng định tuyên bố chủ quyền, dù lớn hay nhỏ. Những hành động đó sẽ chỉ làm phức tạp thêm tình hình và không đem lại lợi ích cho bất cứ ai về lâu dài” - tuyên bố của ông Najib cho hay.

Phát biểu nêu trên được cho là nhằm vào Trung Quốc bởi trước đó, các nguồn tin ngoại giao Malaysia không ít lần ám chỉ Bắc Kinh cố tình làm chậm tiến trình thảo luận COC.

Cùng ngày, báo The Nation có bài viết nhấn mạnh đã đến lúc ASEAN cần vào cuộc mạnh mẽ hơn đối với căng thẳng trên biển Đông bằng cách thúc ép tất cả các bên ngồi vào bàn đàm phán. Tờ báo Thái Lan cho rằng việc Bắc Kinh lấn tới trên biển Đông, đặc biệt là triển khai trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) cùng đội tàu hộ tống trong vùng biển Việt Nam, có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Đây là cơ hội vàng để ASEAN chứng tỏ vai trò của mình đối với an ninh khu vực và với tư cách Chủ tịch ASEAN thì Myanmar không có lý do gì khoanh tay đứng nhìn” - The Nation viết.

Cùng ngày 2-6, Úc tiếp tục lên tiếng về điểm nóng biển Đông. Thư ký Bộ Quốc phòng Úc Dennis Richardson cảnh báo nguy cơ bùng nổ xung đột liên quan tới các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và biển Hoa Đông.

Theo lời ông Richardson, căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc và hàng loạt quốc gia trong khu vực - gồm Nhật Bản, Malaysia, Việt Nam, Philippines và Brunei - sau khi tàu Trung Quốc cố tình đâm chìm tàu cá Việt Nam hồi tuần trước.

Dù biển Đông nằm cách Úc hàng ngàn km về phía Bắc nhưng ông Richardson cho rằng tình hình ở đây vẫn liên quan tới lợi ích nước này bởi 52% lượng giao thương hàng xuất khẩu của Úc là thông qua vùng biển chiến lược đó.

Cũng như Bộ trưởng Quốc phòng David Johnston, ông Richardson chia sẻ quan điểm với phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri-La vừa qua, trong đó lên án Trung Quốc gây bất ổn trên biển Đông. Ông đặc biệt lo ngại những hành động nguy hiểm mà Trung Quốc gây ra cho Việt Nam.

Căng thẳng trên biển cũng vượt ngoài phạm vi châu Á. Theo báo Nikkei (Nhật Bản), tại hội nghị diễn ra ở Brussels - Bỉ trong ngày 4 và 5-6, các nhà lãnh đạo nhóm G7 dự kiến ra tuyên bố có nội dung lo ngại về những hành động hung hăng của Trung Quốc tại các vùng biển ở châu Á dù không nêu đích danh Bắc Kinh. n

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo